Categories: Xã luậnBlog

Tại sao Tập Cận Bình đeo khẩu trang “bất cẩn” mà không ai nhắc nhở?

Sau sự cố hài hước về vấn đề đeo khẩu trang của ba lãnh đạo cấp cao tỉnh Hồ Bắc tại buổi họp báo hồi tháng trước, mới đây trong lần đầu tiên ông Tập Cận Bình trực tiếp tiếp cận người dân để điều tra công việc phòng ngừa dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ tại Bắc Kinh lại tiếp tục xảy ra sự cố tương tự. Sự kiện này lại được công luận chú ý.

Ông Tập Cận Bình đã xuất hiện “chỉ đạo điều tra” công tác phòng chống dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ tại Bắc Kinh (Ảnh: Xinhua)

Bắc Kinh chính thức triển khai phong tỏa thành phố vào ngày 10/2, sau thời gian dài không thấy xuất hiện trước công luận thì buổi chiều cùng ngày lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã xuất hiện “chỉ đạo điều tra” công tác phòng chống dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ tại Bắc Kinh. Đây cũng là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình trực tiếp tiếp cận người dân để điều tra công việc phòng ngừa dịch bệnh kể từ khi dịch do virus corona chủng mới (COVID-19) bùng phát ở Trung Quốc Đại Lục. Mới đây trên tờ Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle) nhà bình luận thời sự Trường Bình (Chang Ping) có bài viết, trong đó chỉ ra chuyện ông Tập Cận Bình đi kiểm tra dịch bệnh ở Bắc Kinh đã đeo khẩu trang sai cách, đeo như không đeo, vậy mà không ai nhắc ông Tập. Ông Trường Bình cũng đăng đoạn đối thoại hài hước chế ngạo hoạt động diễn kịch của ông Thủ tướng Lý Khắc Cường khi đi thị sát chợ hàng Tết Chiêu Thông (Zhaotong), đoạn chế nhạo này đã được đông đảo cư dân mạng chia sẻ.

Trường Bình viết:

“Một đồng nghiệp đã gửi một bức ảnh về cảnh Tập Cận Bình đang kiểm tra Bệnh viện Địa Đàm Bắc Kinh. Nhìn kỹ vào bức ảnh có thể thấy rõ dải kim loại của khẩu trang y tế không được ép xuống cho kín sống mũi. Sau sự cố tại buổi họp báo ở Hồ Bắc cả ba lãnh đạo đều đeo khẩu trang không đúng cách, vậy mà lại tái diễn cảnh nhà lãnh đạo cấp cao đeo khẩu trang không đúng mà cấp dưới không nhắc. Thế nhưng ngay cả Tân Hoa Xã cũng làm ngơ, vẫn điềm nhiên công bố bức ảnh.

Tôi đã phản hồi rằng: “Thật ra, nhà lãnh đạo hoàn toàn không cần phải đeo khẩu trang. Vì nơi họ đến môi trường rất sạch sẽ, ngay cả các bác sĩ và bệnh nhân cũng là ‘diễn viên’.”

Một đồng nghiệp của tôi cho rằng đây là một tai nạn quan hệ công chúng, “Khi người ta nuôi một nhóm người chỉ biết nịnh bợ, đến khi gặp sai lầm thì không ai nhắc nhở. Điều này tương tự câu chuyện kinh điển ‘Áo mới của hoàng đế’. Tất nhiên bản thân lãnh đạo thấy vui là được.” Anh ta đề nghị tôi viết bình luận về chuyện này, nhân tiện cũng để cảnh báo cho mọi người biết cách đeo khẩu trang đúng cách.”

“Việc đeo khẩu trang sao cho đúng này đâu cần đến tôi phải đi phổ biến phương pháp khoa học đeo khẩu trang, chỉ cần tìm kiếm trên mạng Internet là thấy. Sau một thời gian dài sống dưới áp lực chính trị, nhiều người Trung Quốc vì tâm lý sợ hãi, cho rằng họ không thích chính trị mà thích chuyên môn khoa học. Từ sữa bột độc hại đến không khí độc hại, từ đốt rác thải đến virus corona mới, vốn dĩ nguyên nhân gốc là từ chính trị nhưng đã được đông đảo mọi người tự giác nhìn vấn đề thành chuyện phổ biến khoa học. Ở nhiều xã hội dân chủ phương Tây, thông thường những vấn đề chuyên môn khoa học thì mọi người phải làm theo chỉ dẫn của tổ chức có thẩm quyền liên quan. Nhưng tại Trung Quốc, sau các sự cố cộng đồng thì nhiệm vụ đầu tiên của bộ phận có thẩm quyền và thậm chí các chuyên gia nổi tiếng là hợp tác với Chính phủ để giữ ổn định trật tự xã hội, sau đó mới là chuyện khoa học chuyên môn. Vì vậy khó trách đông đảo công chúng cũng mất niềm tin vào giới chuyên gia, vì trí thức chịu phục tùng chính trị.

Vào ngày 26/1, chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã tổ chức buổi họp báo đầu tiên về dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’. Trên bàn chủ tọa, các lãnh đạo cao nhất của tỉnh Hồ Bắc gồm Tỉnh trưởng Vương Hiểu Đông (Wang Xiaodong) ngồi giữa không đeo khẩu trang, Bí thư Biệt Tất Hùng (Bie Bixiong) ngồi bên trái thì đeo khẩu trang để lộ lỗ mũi, còn Thị trưởng Vũ Hán là Chu Tiên Vượng (Zhou Xianwang) thì đeo khẩu trang ngược. Sự cố hài hước này lại làm dấy lên phong trào phổ biến khoa học đeo khẩu trang. Sau quá trình toàn bộ máy truyền thông vào cuộc này, tưởng như mỗi người dân Trung Quốc đã trở thành một chuyên gia đeo khẩu trang.

Người bên trái đeo hở mũi, bên phải đeo ngược, người ở giữa không đeo

Trong bối cảnh như vậy, chắc hẳn bản thân ông Tập Cận Bình và những người thân, đặc biệt là các nhân viên trợ tá xung quanh, không thể nào lại không biết qua truyền hình và mạng internet, không học cách đeo khẩu trang khoa học. Đặc biệt, quan trọng là họ cũng biết rằng dư luận khinh miệt và chửi mắng các quan chức không đeo khẩu trang. Vậy thì tại sao họ không nhắc nhở Tập Cận Bình, hoặc giúp ông Tập chỉnh dải kim loại của khẩu trang cho ôm kín sống mũi?”

Lý Khắc Cường đi thị sát

“Vào ngày 27/1, ông Lý Khắc Cường đã vội vã từ Bắc Kinh đến Vũ Hán để kiểm tra. Tại công trường xây dựng mới của Bệnh viện Hỏa Thần Sơn, ông Lý đã hỏi các công nhân rằng họ có gặp khó khăn gì không, mọi người đồng thanh đáp: “Không có!” Khi đến thăm bệnh viện, các nhân viên y tế ai nấy phấn chấn hô vang khẩu hiệu, tất nhiên không phải là khẩu hiệu phản đối mà là khẩu hiệu “Cảm ơn lãnh đạo, để Đảng an tâm.” Như vậy, làm sao lãnh đạo thấy được vô số cảnh cơ cực của những người đội nắng mưa làm việc trên ban công, những người hoạn nạn không có tiền để đến bệnh viện, những người phải làm việc ngoài giờ liên tục, những nhân viên y tế làm việc đến  tinh thần suy sụp…?

Việc này gợi nhớ đến một đoạn hội thoại vui do cư dân mạng tự ‘chế ‘ vào đợt đi thị sát tình hình chợ Tết Chiêu Thông năm 2017 của ông Lý. 

Đầu năm 2017, sau các cuộc kiểm tra của Thủ tướng Lý Khắc Cường ở nhiều nơi đã làm bùng nổ các loại thông tin tạo giả ở Trung Quốc. Có cư dân mạng đã sáng tác một đoạn văn như sau:

“Lý Khắc Cường đến chợ hàng hóa năm mới Chiêu Thông, khi vào quầy hàng thịt đã hỏi: Công việc kinh doanh thế nào?

Đáp: Thông thường rất tốt, hôm nay đến một cân cũng không bán được.

Lý: Tại sao?

Đáp: Vì ngài đến, khách hàng không được vào.

Lý: Vậy thì tôi mua hai cân.

Đáp: Không bán.

Lý: Tại sao?

Đáp: Bởi vì ngài đến, ở đây không được có dao.

Lý: Dao cũng không có, vậy thì mua mảng thịt này.

Đáp: Cũng không thể bán được. 

Lý: Tại sao?

Đáp: Bởi vì khi ngài không đến thì giá mỗi cân là 23 tệ, ngài đến thì giá mỗi cân chỉ còn 18 tệ, mỗi cân bán bị hao mất 5 tệ.

Lý: Vậy thì bán miếng thịt này theo giá 23 tệ mỗi cân.

Đáp: Vậy cũng không được.

Lý kinh ngạc: Tại sao vậy?

Đáp: Tôi không phải người bán thịt, thực ra tôi là cảnh sát vũ trang.

Lý: Gọi đội trưởng của anh đến đây!

Đáp: Đội trưởng đang bán trái cây.”

Đoạn văn hài hước này phản ánh nhiều vấn đề. Trước nhất có thể thấy rằng người lãnh đạo luôn được bảo vệ an toàn tuyệt đối.”

Trường Bình

Trường Bình

Published by
Trường Bình

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago