Trong đời sống hôn nhân, hai vợ chồng xảy ra tranh cãi là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu biết cách kiểm soát và lý trí, thì “việc xấu sẽ biến thành việc tốt”, đây cũng chính là lúc hai vợ chồng thấu hiểu nhau nhiều hơn, học cách khoan dung và yêu thương nhau hơn.
Dưới đây là 10 giới hạn tuyệt đối không được phá khi hai vợ chồng cãi nhau:
Trong cuộc sống vợ chồng khó tránh được xung đột, nhưng phải chú ý đừng cãi nhau trước mặt người ngoài.
Có những vấn đề nếu cãi nhau trước mặt nhiều người, không chỉ không thể giải quyết được, mà ngược lại còn “thêm dầu vào lửa”. Đôi bên đều muốn giữ sĩ diện, nếu cãi nhau trước mặt người khác, chắc chắn sẽ không muốn tỏ ra yếu thế, rồi sẽ dẫn đến kết cục cuối cùng khó mà dàn xếp được.
Vì vậy, các cặp vợ chồng hãy nhớ rằng: trước mặt bạn bè và người thân, hãy giữ thể diện cho vợ/chồng mình. Thái độ của bạn với vợ/chồng quyết định mức độ tôn trọng của họ dành cho bạn. Nếu bạn không để tâm đến anh/cô ấy, người khác sẽ xem thường họ. Tục ngữ có câu “Một bàn tay vỗ không thành tiếng”, hạnh phúc không thể được vun đắp bởi chỉ một người. Đôi bên phải biết nhận sai, khoan dung và tha thứ cho nhau.
Khi cãi nhau, các bậc cha mẹ cần tránh con cái ra, con trẻ vô tội. Vợ chồng cãi nhau là chuyện của hai người. Để con cái nhìn thấy cha mẹ cãi nhau, nhẹ thì sẽ gây ám ảnh, đè nặng lên tâm hồn của trẻ – nặng thì ảnh hưởng đến học tập, thái độ đối với hôn nhân khi trẻ trưởng thành, thậm chí là cảm giác an toàn của trẻ và không thể thay thế bằng bất cứ đời sống vật chất nào.
Nếu trẻ không thể cảm nhận được không khí và cảm giác yêu thương trong gia đình, hành vi của cha mẹ sẽ vô tình làm tổn thương đến thế hệ sau. Vì vậy, vợ chồng phải làm gương cho con cái.
Cãi nhau cũng phải “có lúc”. Khi vợ/chồng đang không khỏe, tâm trạng suy sụp hay gặp khó khăn trong công việc, nếu cãi nhau vào lúc này thì sẽ chỉ khiến mâu thuẫn giữa vợ chồng thêm sâu sắc, khiến sức khỏe của họ càng thêm trầm trọng, lâu bình phục, thậm chí chán nản nghĩ quẩn.
Vợ chồng yêu thương nhau cũng chính là tự yêu thương bản thân mình.
Có những cặp vợ chồng thích nhắc lại “nợ cũ” khi cãi nhau, chẳng hạn như những lỗi lầm trước đây hoặc người yêu cũ của vợ/chồng, việc này sẽ tăng mức độ kịch liệt của cuộc cãi vã, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng sâu sắc. Điều này cũng là hành vi thiếu khôn ngoan nhất khi cãi nhau. Chuyện nào ra chuyện đó, đừng cứ hễ cãi nhau là lại nhắc lại những việc chẳng liên quan. Vốn chỉ là một chuyện nhỏ mà kết quả lại càng cãi càng trở nên phức tạp hơn.
Vì vậy, chuyện gì qua đi hãy để nó qua đi, hãy để nó trở thành dĩ vãng, đừng nhắc lại nữa. Ai chẳng có lúc mắc sai lầm, hãy mở rộng tấm lòng và khoan dung đối với vợ/chồng của mình.
Khi vợ chồng cãi nhau, đừng lôi cha mẹ và người thân của đối phương vào. Cãi nhau chứ đừng nhục mạ nhau, càng không được liên lụy đến cha mẹ của nhau. Chửi rủa người thân là nghiêm trọng nhất, tuyệt đối không được phạm phải.
Tôn trọng người thân của vợ/chồng mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ, bình đẳng tôn trọng cha mẹ đôi bên, đó mới gọi là tình yêu. Bạn đối xử chân thành với người thân của đối phương, họ sẽ biết ơn bạn từ tận đáy lòng.
Vì vậy, vợ chồng cãi nhau là chuyện bình thường, đừng giữ mãi trong lòng, cũng đừng để cha mẹ biết, hãy trò chuyện và thấu hiểu nhiều hơn, ngày tháng còn rất dài, khi tức giận hãy nghĩ về những điểm tốt của đối phương.
Đừng tùy tiện đập vỡ đồ đạc khi cãi nhau, vốn dĩ cãi nhau đã rất ồn rồi, lại thêm tiếng đồ đạc vỡ thì quá “kịch tính”, việc này sẽ ảnh hưởng đến hàng xóm, khiến trẻ nhỏ sợ hãi. Huống hồ những thứ bị vỡ đều là tiền của chính bạn, đống lộn xộn đó cũng do bạn tự dọn, người có lý không phải là người to tiếng hơn, khi cãi nhau cũng phải “giữ phong độ”.
Nếu không nhịn được thì cứ… ném gối, đừng khiến hai trái tim đang yêu thương cũng tan vỡ theo tiếng đồ rơi chói tai. Vì vậy, vợ chồng giận dỗi là một con dao hai lưỡi, vợ chồng thật sự cần gì phải tranh cao thấp, “lùi một bước là biển rộng trời cao”.
Khi cãi nhau thì lời nói ra thường không kiêng nể gì, cũng hay so sánh vợ/chồng mình với người khác, “Anh thấy chồng người khác giỏi giang thế, còn anh thì sao, thật là bất lực”, “Cô thấy vợ người ta hiền hậu biết bao, còn cô chẳng có gì hay ho cả!”… Những lời này sẽ chỉ phá hủy lòng tự trọng của đối phương, đẩy mâu thuẫn lên cao trào, xảy ra nhiều việc đáng tiếc. Vì vậy, vợ chồng thật sự thì đừng làm tổn thương nhau.
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Có những cặp vợ chồng cứ cãi nhau là hay nhắc đến “chết”. “Tôi sống còn ý nghĩa gì nữa?”, “Tôi không muốn sống nữa!”, “Tôi chết cho anh/cô xem.”, v.v…, họ hay dùng “cái chết” để uy hiếp đối phương. Đây là việc làm rất thiếu khôn ngoan!
Khi cãi nhau tuyệt đối phải kiểm soát tay của mình, dù đang rất giận cũng phải biết kiểm soát, một cái tát có thể sẽ hủy đi mọi tình cảm bao nhiêu năm qua, khiến đôi bên tổn thương sâu sắc. Tay đánh vào da thịt, nhưng cái tổn thương lại là tâm hồn. Vết thương trên da sẽ lành, nhưng vết sẹo trong lòng thì khó mà xóa nhòa. Vì vậy, các cặp vợ chồng phải nhớ rằng: Kích động là ma quỷ!
Hai người đến với nhau thành một gia đình không hề dễ dàng, đừng dễ dàng nói ra hai chữ “ly hôn”.
Đặc biệt là nói ly hôn khi cãi nhau, do kích động, khó tránh sẽ đưa ra sự lựa chọn sai lầm khiến bản thân hối hận cả đời. “Ly hôn” là từ nhạy cảm, rất nguy hiểm khi bất cẩn nói ra những chữ này, sẽ rất dễ phá vỡ mối dây liên kết tình cảm giữa vợ chồng.
Hãy nhớ rằng:
“Chồng là đất, vợ là hoa, gia đình thuận hòa cần có thiện niệm”
Ngọc Trúc
Xem thêm:
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…