Tất cả chúng ta đều không muốn huênh hoang thể hiện bản thân mình trước mặt người khác, nhưng nếu bạn thật sự là người thông minh thì bạn xứng đáng được công nhận.
Mặc dù trí thông minh rất khó để đánh giá chính xác và cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được phương thức để “đo lường” trí thông minh chuẩn xác nhất. Nhưng các nhà khoa học cũng đã tìm ra những đặc điểm chứng tỏ một người thông minh, có chỉ số IQ cao thường có những đặc điểm cụ thể nhất định.
Theo những bằng chứng khoa học đăng trên trang Quora, dưới đây là 13 đặc điểm và hành vi chung của những người thông minh. Hãy cùng xem điều nào đúng với bạn nhé.
Frank Zhu nói “Những người có thể tập trung trong một khoảng thời gian dài và điều khiển sự phiền nhiễu là những người có trí thông minh cao”. Bằng chứng khoa học này đăng trên Current Biology 2013 đã mô tả hai thí nghiệm nhỏ cho thấy những người có số điểm cao trong bài kiểm tra IQ nhận ra các chuyển động nền lớn trong một hình ảnh chậm hơn. Đó là bởi vì họ có khả năng tập trung vào những thông tin quan trọng và lược bỏ những chi tiết thừa còn lại.
Theo nghiên cứu, bạn càng thông minh thì bạn càng có xu hướng thức vào những giờ sáng sớm (từ 0 giờ đến khi mặt trời mọc). Tạp chí Personality and Individual Differences 2009 đăng tải một thí nghiệm theo dõi sự liên kết giữa IQ lúc nhỏ và thói quen ngủ của hàng ngàn thanh niên. Theo đó, những người thông minh có xu hướng ngủ trễ và thức dậy trễ hơn trong các ngày trong tuần và cuối tuần. Kết quả tương tự trong một thí nghiệm khác đối với 400 ứng viên Không Quân Mỹ.
“Những người thông minh thích ứng bằng cách thể hiện những gì họ có thể làm được, bất kể phức tạp đến đâu, hay bất kể hạn chế gì”, theo Donna F Hammett, một trong nhiều người cho rằng những người thông minh có thể linh hoạt, phát triển tốt trong các môi trường khác nhau.
Thật vậy, những nghiên cứu tâm lý gần đây cũng ủng hộ ý tưởng này: sự thông minh phụ thuộc vào việc có thể thay đổi hành vi của bản thân để phù hợp với môi trường của bạn hay là thay đổi môi trường bạn đang ở để phù hợp với hành vi của chính mình.
Những người thông minh có thể thừa nhận rằng họ không quen với một khái niệm cụ thể nào đó. Jim Winer viết, “Người thông minh không sợ nói câu: ‘tôi không biết’. Nếu họ không biết, họ có thể học.”
Quan điểm này được chứng minh qua một thí nghiệm kinh điển của Justin Kruger và David Dunning (Personality and Social Psychology), cho thấy những người càng đánh giá cao khả năng nhận thức của mình, thì càng kém thông minh.
Trong một thí nghiệm khác, phần tư sinh viên có điểm số bài kiểm tra thấp nhất đã đánh giá quá cao số câu hỏi họ làm đạt (gần 50%). Trong khi phần tư sinh viên có điểm số cao nhất lại đánh giá thấp số lượng câu hỏi mà họ đạt được.
Albert Einstein từng nói: “Tôi không có tài năng gì đặc biệt, tôi chỉ có sự tò mò hiếu kỳ”.
Tạp chí Individual Differences 2016 đã công bố một nghiên cứu cho rằng có sự liên kết giữa trí thông minh bẩm sinh và sự sẵn sàng trải nghiệm trong đó có cả trí tò mò ở tuổi trưởng thành.
Những nhà khoa học theo dõi 1.000 người sinh ra ở Anh trong 50 năm và kết luận là những đứa trẻ 11 tuổi có điểm số cao trong bài kiểm tra IQ, họ càng cởi mở hơn để trải nghiệm ở tuổi 50.
Người thông minh không tự đóng mình lại với những ý tưởng mới hay cơ hội. Hammett, tác giả những bài viết về người thông minh cho rằng: “những người thông minh là luôn sẵn lòng chấp nhận và xem xét góc nhìn khác với giá trị và tư duy rộng và họ cũng xem xét những giải pháp thay thế khác.”
Những nhà tâm lý học cho rằng những người có tư tưởng cởi mở – những người luôn tìm kiếm quan điểm thay thế – có xu hướng đạt điểm cao trong kì thi SAT hay những bài kiểm tra trí thông minh khác. Nhưng đồng thời, người thông minh cũng cân nhắc cẩn thận về những ý tưởng hay quan điểm mà họ sử dụng.
Dipankar Trehan chỉ ra rằng những người thông minh có xu hướng “rất cá nhân”.
Thật thú vị, nghiên cứu gần đây từ một tạp chí Tâm lý học Anh cho thấy những người thông minh có khuynh hướng ít thỏa mãn hơn so với hầu hết mọi người khi giao tiếp với bạn bè.
Zoher Ali viết: người thông minh có thể vượt qua sự bốc đồng bằng cách “lập kế hoạch, làm rõ mục tiêu, khám phá các chiến lược thay thế, cũng như lường trước hậu quả trước khi bắt đầu.”
Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên kết giữa việc kiểm soát bản thân và trí thông minh. Trên tạp chí Tâm lý Khoa học 2009 mô tả một thí nghiệm: những người tham gia phải chọn giữa hai phần thưởng hiện kim: một khoản thanh toán nhỏ ngay lập tức hoặc một khoản thanh toán lớn vào một ngày sau đó.
Kết quả cho thấy rằng những người tham gia chọn khoản thanh toán lớn hơn vào một ngày sau đó có khả năng kiểm soát bản thân tốt – thường đạt điểm cao trong các bài kiểm tra trí tuệ.
Các nhà nghiên cứu phụ trách thí nghiệm đó nói rằng phần não ở trán đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp con người giải quyết những vấn đề khó khăn và luôn tự chủ khi làm việc có mục tiêu.
Advita Bihani và một số nhà khoa học thuộc Đại Học New Mexico nhận định là những người thông minh thường có khiếu hài hước.
Trong các nghiên cứu của họ: những người viết những chú thích hoạt hình hài hước ghi điểm cao hơn trong các bài đo lường sự thông minh trong ăn nói. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện rằng những diễn viên hài có số điểm cao hơn mức trung bình trong các bài đo lường sự thông minh trong lời nói.
Người thông minh dường như có thể cảm nhận được người nào đó đang có suy nghĩ hay cảm nhận gì.
Một số nhà tâm lý học chỉ rõ rằng sự đồng cảm, đồng điệu với nhu cầu, cảm xúc của người khác và hành động tinh tế đáp ứng nhu cầu đó, cũng chính là một phần cốt lõi của trí tuệ cảm xúc (EQ). Những người có EQ tốt thường thích bắt chuyện và tìm hiểu người khác.
Người thông minh nhìn ra được quy luật hoặc kiểu mẫu mà người khác không thể thấy. Đó là bởi vì họ có thể nối các điểm tương đồng giữa hai ý tưởng dường như không giống nhau.
“Bạn nghĩ không có mối liên hệ gì giữa sashimi và dưa hấu? Bạn sai rồi. Cả hai đều được ăn sống và lạnh”, April Astoria nói.
Dughigg đã nghiên cứu quá trình mà Disney tạo nên bộ phim gây bão “Frozen” và cho rằng bộ phim này có vẻ thông minh và độc đáo bởi vì nó “lấy ý tưởng cũ và ghép chúng lại với nhau theo những cách mới”. Kết luận thú vị là những loại kết nối này là một dấu hiệu của sự sáng tạo.
Mahesh Garkoti nói rằng những người thông minh thường trì hoãn những công việc hằng ngày, ngay cả những công việc có ý nghĩa với họ, do chủ yếu họ phải nhường chỗ cho những thứ quan trọng hơn.
Một phát biểu thú vị của nhà khoa học Adam Grant: “Trì hoãn là chìa khoá của sự đổi mới, và Steve Jobs sử dụng nó rất chiến lược”.
Theo Ram Kumar, một người thông minh thường tự hỏi rất nhiều về vũ trụ, về ý nghĩa của cuộc sống và họ cũng luôn luôn hỏi vấn đề của mọi thứ là gì?
Đó cũng là một lý do tại sao người thông minh thường trở nên lo lắng. Trong báo cáo khoa học của David Wilson, những người thông minh thường có sự chuẩn bị tốt hơn để xem xét các tình huống từ nhiều góc độ, nghĩa là họ nhận thức được những rủi ro. Có lẽ sự lo ngại của họ bắt đầu khi cân nhắc các trải nghiệm thực tế và tự hỏi: Sao lại có vẻ bận tâm vấn đề này đầu tiên nhỉ?
Theo Business Insider
Hân Hữu
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…