Bố mẹ là những người thầy đầu tiên của con, khi con trẻ chưa thật sự hiểu được đúng và sai, trẻ cần chúng ta nói cho trẻ biết, để trẻ có thể lớn lên một cách lành mạnh.
Để xây dựng cho con thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ cần làm gương cho các con. Nhưng làm cha mẹ, liệu bạn có từng dạy con sai mà không hay biết chăng?
Công việc quá áp lực, về đến nhà thấy con vừa phá vừa ồn, bạn không nhịn được hét con: “Sao mà con cứ ồn ào vậy! Khóc cái gì! Không được khóc nữa, mệt quá!”
Nhắc nhở: Một đứa trẻ biết tự trọng và tôn trọng người khác trước tiên là phải được cha mẹ tôn trọng.
Kết hôn đã nhiều năm, vợ chồng bạn thường cãi vã vì những điều nhỏ nhặt nào đó trước mặt con.
Nhắc nhở: Bố mẹ đối đầu, tranh cãi với nhau đều sẽ làm gương xấu cho con về hành vi công kích, tranh đấu với người khác.
Bố mẹ cần kiệm thường không dám mua cả một cái áo mới cho mình, nhưng lại rất rộng rãi với yêu cầu của con cái mà không dạy con biết tiết kiệm.
Nhắc nhở: Kiểu “yêu thương” này sẽ khiến trẻ chỉ biết muốn có được mà không học được cách cho đi, không biết trân trọng những gì mình có được.
Mỗi ngày khi tan sở về nhà, bạn sẽ luôn hỏi con: “Hôm nay con ở trường thế nào?”. Vừa hỏi, vừa bận rộn làm việc khác, không tập trung vào con.
Nhắc nhở: Việc làm này có thể đang nói với trẻ rằng: “Mẹ không quan tâm đến câu trả lời của con.” Vì vậy các con cảm thấy không được tôn trọng và cũng học theo cách bỏ lơ người khác.
Bạn làm việc có lỗi với con như trách nhầm con, phạt con quá nặng, vô tình làm hỏng đồ chơi của con… nhưng bạn không bao giờ xin lỗi con.
Nhắc nhở: Cha mẹ phạm lỗi mà còn không thừa nhận, điều này sẽ khiến trẻ cũng học theo, không biết nhận lỗi. khi làm điều sai trái.
Bạn suốt ngày than vãn với chồng con về những điều bất mãn trong cuộc sống.
Nhắc nhở: Con trẻ nhìn thấy khi bạn đối diện với sự thất vọng, bạn hoàn toàn không tích cực nghĩ cách giải quyết vấn đề mà chỉ trách móc và than vãn người khác, trẻ sẽ học theo điều này.
Bạn và con xếp hàng đợi tính tiền ở siêu thị. Có một người phụ nữ chen hàng vào đứng trước mặt bạn. Bạn lớn tiếng mắng họ, cuối cùng thành ra cãi vã.
Nhắc nhở: Cách làm này sẽ dạy con sai kỹ năng giao tiếp, khiến con nghĩ rằng cãi vã, mắng chửi, thậm chí là đánh nhau đều là cách giải quyết xung đột.
Ví như bạn là thành viên trong hội phụ huynh học sinh, cô giáo nhờ bạn viết hộ vài bài viết ngắn để dán lên báo tường. Nhưng bạn luôn rất bận, vì vậy sau đó bạn gọi điện thoại cho giáo viên nói bằng bạn bị ốm để cô ấy nhờ phụ huynh khác viết.
Nhắc nhở: Trẻ sẽ học theo việc xem nhẹ lời hứa, dù sao thì chỉ cần “nói dối” là có thể thoái thác trách nhiệm nhẹ nhàng rồi.
Khi hôn nhân có điều không được như mong muốn, trong lòng bạn có thể sẽ đầy oán hận đối với nửa kia. Rồi bạn kể lể tất cả những khuyết điểm của nửa kia với con gái chỉ mới 6 tuổi của mình và nói với con rằng: “Bố/mẹ con không cần con nữa, sau này con đừng quan tâm đến ông ta/bà ta nữa.”
Nhắc nhở: Cách làm này sẽ khiến trẻ học cách oán hận và báo thù, vấn đề lớn hơn đó là có thể con sẽ không có lòng tin vào hạnh phúc cả đời mình.
Có thể mối quan hệ của bạn với nhà chồng/nhà vợ không được tốt nên bạn không kính trọng họ, cũng không đưa con đến chơi với bố mẹ, thậm chí chửi rủa họ trước mặt con.
Nhắc nhở: Nếu bạn không làm gương “hiếu thảo” cho con, rồi sẽ có một ngày hậu quả xấu sẽ giáng xuống đầu bạn!
Bạn dạy con phải biết khiêm nhường, tôn trọng người khác nhưng lại giành chỗ ngồi của người già, trẻ nhỏ trên xe buýt hoặc leo lên những nơi có biển “cấm” để chụp ảnh.
Nhắc nhở: Bố mẹ nói một đằng làm một nẻo, các con sau khi lớn lên sẽ rất khó giữ được tiêu chuẩn trong lời nói và hành động.
Bạn luôn nói với con: “Ai ai đó thế này thế kia, họ giỏi hơn con!”, “Chồng/vợ người ta thế này thế nọ, hơn hẳn chồng/vợ mình”…
Nhắc nhở: Bố mẹ cứ dùng tiêu chuẩn của người khác để đo lường, điều này sẽ khiến trẻ tập trung vào việc hay so sánh, ganh đua với người khác, sau khi trưởng thành trẻ sẽ dễ bị người khác ảnh hưởng.
Bạn đang bận rộn trong bếp thì con trai đi vào muốn giúp đỡ, bạn đuổi con ra khỏi nhà bếp: “Ra ngoài, ra ngoài, trẻ con đừng ở đây làm vướng tay vướng chân, con ra kia chơi đi.”
Nhắc nhở: Sự “bảo bọc” mà bạn dành cho con khiến trẻ nghĩ rằng mọi thứ đều là việc của bố mẹ, không học được các kỹ năng cơ bản của cuộc sống. Sau này khi trưởng thành, trẻ có thể không tự lo được cho bản thân khi ra ngoài xã hội mà không có cha mẹ bên cạnh.
Con trẻ quấy khóc đòi mua đồ chơi, bạn muốn ngăn con lại nên liên tục nói dối để dọa con: “Không nghe lời mẹ sẽ gọi chú cảnh sát đến bắt con”. Buổi tối con muốn ra ngoài chơi, bạn dọa con: “Ra ngoài kia thì con ma sẽ bắt con”….
Nhắc nhở: Khi con biết là cha mẹ đang nói dối thì sẽ sau này có thể sẽ không tin tưởng cha mẹ nữa, không còn xem trọng những lời nhắc nhở của cha mẹ.
Sự trưởng thành của con trẻ có một quá trình, quá trình này chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ. Nếu biết dạy con đúng cách, cha mẹ sẽ giúp con có được một cuộc sống lành mạnh và tốt đẹp trong tương lai.
Thanh Trúc
Xem thêm:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…