Có rất nhiều lý do phổ biến dẫn đến tình cảm tan vỡ. Vấn đề không hợp nhau, sự tin tưởng, các ưu tiên khác nhau và giao tiếp kém chỉ là một vài trong số những yếu tố khiến mối quan hệ đi đến hồi kết.
Đồng thời còn có một số đặc điểm mặc dù có vẻ là rất “tích cực” lúc ban đầu nhưng lại có thể là nguyên nhân phá hỏng mối quan hệ của các cặp đôi.
Dưới đây là 5 lý do khiến cho tình cảm tan vỡ đầy bất ngờ.
Một cặp đôi nếu hợp nhau là một điều rất tốt. Hầu hết chúng ta đều mong muốn một nửa kia có cùng suy nghĩ với mình. Những rắc rối chỉ xảy ra khi sự hợp nhau xuất phát từ các tính cách bị xem là còn “non nớt”, “trẻ con” hay chưa thật sự “trưởng thành”. Khi một cặp đôi hợp nhau theo lối này sẽ dẫn đến nguy cơ của việc cho phép, nuông chiều và duy trì xu hướng không lành mạnh của nhau.
Lấy ví dụ, hai người đều có tính cách hay lo lắng và cảm xúc không chắc chắn có thể làm họ quá phụ thuộc vào cảm xúc của nhau, rất dễ xúc động khi 1 trong 2 người có sự quan tâm đến một người khác.
Hai người có lối sống không “lành mạnh” và ưa thích rủi ro có thể duy trì thói quen vô trách nhiệm và tự hủy hoại nhau.
Một cặp đôi có xu hướng che dấu cảm xúc thật của mình và ít có sự gần gũi, thân mật có thể thấy rằng mối quan hệ của họ thiếu đi sự hạnh phúc.
Có nhiều điều để nói về việc quá hợp nhau hay các trường hợp sức hút đến từ sự đối lập trong tính cách. Cả 2 trường hợp trên đều có thể mang lại kết quả tốt đẹp nếu các cặp vợ chồng cùng khuyến khích phát triển các tính cách tốt đẹp của nhau.
Đó là điều rất tự nhiên và lành mạnh khi một cặp đôi cảm thấy gắn kết với nhau. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Bartholomew và Horowitz, có một loại gắn kết xuất phát từ sự “lo lắng”, việc này không phải lúc nào cũng tốt cho mối quan hệ tình cảm.
Những cá nhân sống theo phong cách này thường mong muốn có nhiều thời gian với người bạn đời của mình, và cảm thấy không an toàn khi ở một mình. Cô ấy hoặc anh ấy thường trải qua cảm xúc tiêu cực trong mối quan hệ, và liên tục đòi hỏi sự bảo đảm để cảm thấy được “an toàn”. Trong giai đoạn đầu hẹn hò, đối tác có thể cảm thấy thích thú với việc được quan tâm chăm sóc và có cảm xúc mãnh liệt. Tuy nhiên, theo thời gian, họ có thể cảm thấy bị choáng ngợp bởi cảm giác thiếu sự an toàn, nhu cầu sở hữu, và tính cách quá nhạy cảm của người bạn đời có phong cách sống này.
Một đời sống tình dục hài hòa và thỏa mãn lẫn nhau là điều tuyệt vời trong hầu hết các cuộc hôn nhân. Điều đó cũng nói nên rằng, tình dục đôi khi được sử dụng để che giấu các vấn đề nghiêm trọng giữa một cặp vợ chồng (các vấn đề sẽ tốt hơn nếu được giải quyết sớm). Một cặp vợ chồng có thể nhận định được sự khó khăn trong mối quan hệ của họ, tuy nhiên vì quan hệ tình dục giữa vợ chồng vẫn tốt nên họ mặc định cho rằng mọi thứ vẫn sẽ ổn. Theo thời gian, khi nhu cầu tình dục trở nên thứ yếu trong cuộc sống của một cặp vợ chồng (do các yếu tố như căng thẳng, công việc, sức khỏe, con cái, tuổi già…), các vấn đề chưa được giải quyết trước đó có thể trở thành vấn đề cấp bách.
Rất nhiều cặp đôi rất thành công, có đời sống hạnh phúc từ 20 năm trở lên và… tất cả đều thường xuyên tranh luận với nhau.
Sự xung đột và tranh luận không nhất thiết gây nguy hại cho mối quan hệ vợ chồng. Cặp đôi thành công có khả năng giải quyết vấn đề và vượt qua nó. Họ tập trung vào việc giải quyết vấn đề thay vì công kích đối phương. Hơn nữa, họ có thể học hỏi và phát triển thông qua những khó khăn xung đột trong quan hệ cá nhân.
Mặt khác, với các cặp vợ chồng có mối quan hệ 5 năm trở xuống nói rằng mối quan hệ của họ gần như hoàn hảo, họ không bao giờ tranh luận với nhau. Thì vào một ngày nào đó, họ đột nhiên công bố mối quan hệ đã kết thúc.
Các cặp vợ chồng tuyên bố không bao giờ tranh luận thường là có “vấn đề”, nhưng họ phản ứng bằng cách che dấu hoặc giả vờ rằng những khó khăn đó không tồn tại. Bằng cách xây dựng vẻ ngoài tốt đẹp, họ tự đặt mình vào hoàn cảnh bế tắc khi nhận ra sự thật phũ phàng.
Tử tế là điều hoàn toàn bình thường trong một mối quan hệ lãng mạn. Tuy nhiên điều này đặc biệt phản tác dụng trong tình huống khi một người yêu thương và dành tặng tình cảm cho người có tính cách vô tình, bạc bẽo.
Nền kinh tế hoạt động theo luật cung cầu: Càng có nhiều thứ sẵn có, giá trị của nó càng ít đi. Quy tắc tương tự cũng có thể áp dụng trong các mối quan hệ giữa con người. Trong suy nghĩ của một người ích kỷ, luôn coi mình là trung tâm và hiếm khi quan tâm đến người khác, càng có nhiều thứ người khác đem đến thì người đó càng trở nên ít có giá trị hơn. Thật tuyệt vời và khôn ngoan để trở thành một người tử tế nhưng cũng nên biết làm thế nào để thiết lập giới hạn phù hợp trong một mối quan hệ không có hy vọng.
Theo Preston Ni/Psychology Today
Nguyễn Việt
Xem thêm:
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…