Dù là chủ doanh nghiệp hay một người làm công ăn lương bình thường, nếu muốn trở nên sung túc thì có lẽ chúng ta đều cần biết về quản lý tiền bạc và tài chính cá nhân.
Thay vì phải đi học những khóa ngắn hạn hay mua sách về nhà đọc, 5 video sau đây của TED sẽ chỉ tốn của bạn 10-20 phút mà có thể thay đổi cách suy nghĩ về tiền bạc, và giúp bạn biết làm thế nào để tiết kiệm, chi tiêu, và kiếm được tiền.
Các video đều đã được dịch phụ đề sang tiếng Việt, và bật sẵn khi bạn nhấn vào xem.
Có sự khác biệt giữa việc biết rằng bạn nên tiết kiệm và thực hành tiết kiệm. “Chúng ta nghĩ về việc tiết kiệm,” nhà kinh tế Shlomo Benartz nói trong bài nói chuyện TED của mình. “Chúng ta biết chúng ta nên tiết kiệm. Chúng ta biết chúng ta sẽ làm điều đó trong năm tới, nhưng hôm nay chúng ta ra ngoài và tiêu hết tiền … Thói quen không tốt này khiến chúng ta suy nghĩ về việc tiết kiệm, nhưng rốt cuộc lại đi tiêu xài.”
Benartz tiết lộ, chỉ 1/3 số người Mỹ thực hiện việc tiết kiệm theo chương trình tiết kiệm cho nghỉ hưu 401(k), và chỉ có 10% người Mỹ đang tiết kiệm một số tiền đủ cho tương lai.
Benartz đào sâu vào lý do tại sao các quyết định của chúng ta không có kế hoạch cho tương lai. Ông chỉ ra những thách thức về thói quen đang ngăn chặn mọi người tiết kiệm, và sau đó thảo luận làm thế nào để vượt qua những thói quen xấu này và xây dựng những thói quen tốt.
Keith Chen, chuyên gia kinh tế học hành vi và là giáo sư kinh tế học tại Trường Quản lý Anderson của đại học UCLA, thảo luận về việc ngôn ngữ nói có thể ngăn cản chúng ta trở nên giàu có.
Chen giải thích trong bài thuyết trình TED của mình rằng, trên thế giới các ngôn ngữ có thể là loại không có thì tương lai (“futureless”) hoặc có thì tương lai (“futured”). Nghiên cứu của ông đã phát hiện rằng các nước nói ngôn ngữ không có khái niệm cho tương lai (futurless), ví dụ “trời mưa vào ngày mai”, thay vì “Trời sẽ mưa vào ngày mai”, có tương quan mạnh với tỷ lệ tiết kiệm cao.
Ông giải thích, nếu người ta cảm thấy tương lai xa xôi so với hiện tại, thì người sẽ khó khăn hơn trong việc tiết kiệm tiền. Mặt khác, nếu bạn nói một ngôn ngữ không có thì tương lai, tức nói về hiện tại và tương lai theo cùng một cách – bạn sẽ cảm hiện tại và lương lai rất gần nhau, điều đó làm cho bạn dễ dàng tiết kiệm hơn cho tương lai trong thời điểm hiện tại.
Theo Chen, sự khác biệt tinh tế này trong ngữ pháp có thể giúp giải thích tại sao các công dân của Hoa Kỳ (tiếng Anh là một ngôn ngữ có thì tương lai) tiết kiệm ít hơn nhiều so với những người ở các nước khác.
Nếu bạn muốn dạy cho con cái trở nên giàu có, video TED của doanh nhân Cameron Herold sẽ mang đến một số thông tin đáng nghiền ngẫm. “Tôi nghĩ chúng ta nên nuôi dạy con cái để trở thành doanh nhân thay vì các luật sư,” Herold cho biết. “Tôi nghĩ rằng chúng ta bỏ lỡ cơ hội để phát hiện thấy những đứa trẻ có những đặc điểm của doanh nhân và nói cho chúng biết rằng là một doanh nhân thực sự là tuyệt vời.”
Ông chia sẻ về thời thơ ấu với nỗ lực kinh doanh của mình, từ khi bắt đầu kinh doanh hộp trà cho tới đi bán nước ngọt tại câu lạc bộ đánh bài của một bà cô 70 tuổi. Ông cũng chia sẻ thói quen tiết kiệm tiền thông minh để chia sẻ với con của bạn, và đề cập chủ đề gây tranh cãi về các khoản phụ cấp – và tại sao bạn không nên sử dụng chúng.
Chúng ta có “hai cái tôi”: cái tôi của hiện tại và cái tôi của tương lai, nhà kinh tế học hành vi, Daniel Goldstein giải thích. Mỗi ngày, chúng ta đưa ra các quyết định, chúng có thể có hậu quả tốt hay hậu quả xấu cho bản thân chúng ta trong tương lai. Đôi khi, những quyết định của chúng ta thỏa mãn cái tôi hiện tại nhưng lại “phá hủy những giấc mơ” của cái tôi trong tương lai, ông nói.
Goldsteain giải thích, “Tiết kiệm là vấn đề kinh điển của 2 cái tôi. Cái tôi của hiện tại không muốn tiết kiệm chút nào. Nó muốn tiêu xài. Trong khi đó cái tôi tương lại lại muốn cái tôi hiện tại phải tiết kiệm”
Trong bài thuyết trình của mình, Goldstein cũng thảo luận về cách làm thế nào chúng ta có thể thôi phớt lờ cái tôi của tương lai và bắt đầu thực hiện các quyết định dẫn đến sự thành công về tài chính trong tương lai.
>> Ngày doanh nhân, nói lại 10 hạn chế của thương giới Việt
Nhà nghiên cứu khoa học xã hội Michael Norton đã chia sẻ trong buổi nói chuyện tại TEDxCambridge: “Rất nhiều người trong chúng ta đồng tình với câu nói “tiền không thể mua được hạnh phúc. Và tôi muốn nói rằng, trên thực tế, đó là sai. Và trên thực tế, nếu bạn nghĩ như vậy, bạn thực sự đang chi tiêu không đúng cách”
Tiền thường làm cho chúng ta cảm thấy ích kỷ, ông giải thích, và ông đề xuất rằng lý do tiền không làm cho chúng ta hạnh phúc là bởi vì chúng ta đang tiêu tiền sai mục đích.
Ông đặt giả thuyết thử nghiệm bằng cách có một nhóm người tiêu tiền cho bản thân họ và một nhóm khác mang tiền đi cho ai đó. Sau đó ông đánh giá mức độ hạnh phúc của họ. Ông thấy rằng những người mang tiền đi cho ai đó vì mục đích từ thiện sẽ mang đến lợi ích không chỉ cho người khác mà nó còn tốt cho bản thân họ và công việc của họ.
>> Đạo kinh doanh của thương nhân xưa: “Ai cũng có ngày mưa không mang dù”
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…