Đời Sống

6 thói quen rửa bát này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Một số thói quen rửa bát tưởng chừng như vô hại nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ về sức khỏe. Đặc biệt, nếu rửa bát theo kiểu này, có thể dẫn đến mắc bệnh ung thư.

Một số thói quen rửa bát tưởng chừng như vô hại thực chất lại ẩn chứa những nguy cơ sức khỏe đáng sợ. (Ảnh: anek.soowannaphoom/ Shutterstock)

Thói quen xấu 1: Rửa chung cả bát đĩa của người đang bị bệnh

Nếu trong gia đình có người bị bệnh, thì người nhà nên dùng một bộ bát, đũa riêng, tốt nhất nên dùng một đôi đũa riêng để gắp thức ăn cho người bệnh. Và sau bữa ăn, nên rửa riêng chúng.

Nên tránh xếp bát đĩa chồng lên nhau. Làm như vậy sẽ khiến bên trong và bên ngoài bát bị dính dầu hay dính khuẩn của người bệnh. Điều này không chỉ làm mất thêm thời gian trong lúc rửa bát mà còn có thể gây ra lây nhiễm chéo.

Thói quen xấu 2: Ngâm bát đũa quá lâu hoặc ngâm qua đêm

Nhiều gia đình có thói quen ngâm bát đĩa, đũa đã dùng trực tiếp vào bồn rửa sau mỗi bữa ăn vì lười rửa ngay hoặc nghĩ rằng sau khi ngâm sẽ dễ dàng rửa sạch. Bát đũa thường được ngâm trong bồn rửa từ vài giờ hoặc thậm chí là một hoặc hai ngày.

Khi bát đĩa, đũa ngâm càng lâu thì vi khuẩn sẽ sinh sôi càng nhiều. (Ảnh: Bowonpat Sakaew/ Shutterstock)

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời gian sinh sản của vi khuẩn là 1-4 giờ trong thời gian thích nghi và sau 4 giờ, nó bước vào thời kỳ sinh sản nhanh. Dữ liệu liên quan chứng minh rằng sau 10 giờ ở nhiệt độ phòng, trong môi trường có cặn thức ăn và dầu mỡ thì số lượng cầu khuẩn và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) sẽ tăng lên 70.000 lần. Thời gian ngâm càng lâu thì số lượng vi khuẩn sản sinh càng nhiều. Chính vì vậy hành đông ngâm bát đũa thực sự là đang nuôi dưỡng vi khuẩn.

Ngay cả khi bạn rửa chúng cẩn thận bằng miếng bọt biển và chất tẩy rửa sau khi ngâm, thì vẫn sẽ có một lượng vi trùng nhất định còn sót lại trên đó. Điều này quả thật là đáng sợ.

Thói quen xấu 3: Lạm dụng nước rửa bát

Trong khí rửa bát, nhiều người có thói quen đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa hoặc miếng rửa bát vì nghĩ rằng điều này sẽ tiện lợi và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, cách làm này dễ dẫn đến việc sử dụng quá nhiều nước rửa bát, không những gây lãng phí mà còn có thể để lại cặn trên bát đĩa. Vì vậy, mỗi khi ăn chúng ta có thể ăn phải nước rửa bát chưa được rửa kỹ.

Ngoài ra, một số loại nước rửa bát rẻ tiền, chất lượng thấp thường có tác dụng làm sạch kém và có thể có thành phần hóa học độc hại, từ đó tiềm ẩn những mối đe dọa đối với sức khỏe của chúng ta.

Có một mẹo nhỏ có thể giúp chúng ta sử dụng nước rửa bát tốt hơn: Đầu tiên, hãy đổ nước rửa bát vào một cái bát nhỏ, thêm một lượng nước ấm thích hợp để pha loãng, sau đó dùng nước rửa bát đã pha loãng để rửa bát.

Và khi rửa bát đĩa, hãy nhớ rửa sạch bằng nước nóng. Điều này không chỉ loại bỏ chất tẩy rửa còn sót lại kỹ hơn mà còn khử trùng tốt hơn.

Thói quen đổ nước rửa trực tiếp lên bát đĩa hoặc miếng rửa bát không những gây lãng phí mà còn có thể để lại cặn trên bát đĩa. (Ảnh: koni_film/ Shutterstock)

Thói quen xấu 4: Không thay giẻ rửa bát cho đến khi rách

Trong những miếng giẻ rửa bát cũng có chứa một số loại vi khuẩn nguy hiểm. Các vi khuẩn này có thể thông qua giẻ mà tái nhiễm vào bát đĩa và cuối cùng xâm nhập vào cơ thể chúng ta.

Những vi khuẩn vô hình này sẽ gây ra mối đe dọa lớn cho sức khỏe. Nhiều người thậm chí còn cho rằng nếu giẻ rửa bát chưa rách thì chưa cần phải thay. Ý nghĩ này thực sự rất sai lầm.

Bạn nên cố gắng khử trùng giẻ bằng nước sôi trong 10 phút mỗi ngày, điều này có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên thay giẻ mới mỗi tháng 2 lần.

Thói quen xấu 5: Lau khô bát bằng khăn

Nhiều người có thói quen lau khô bát đĩa bằng khăn sau khi rửa, nhưng thực tế làm như vậy dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi trên bát đĩa, gây ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe.

Cách làm đúng là đặt bát đĩa đã rửa ở nơi thông thoáng để chúng khô tự nhiên. Bạn có thể dùng giá thoát nước, úp bát xuống hoặc đặt đĩa thẳng đứng, việc này không chỉ giúp nước bay hơi nhanh mà còn ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, đừng quên vệ sinh bồn rửa sau khi rửa bát. Nhiều khi chúng ta chỉ chú ý đến việc rửa bát đĩa mà bỏ qua việc vệ sinh bồn rửa.

Nếu vết nước vẫn còn trên bồn rửa và mặt bàn, nó có thể dễ dàng trở thành nơi sinh sản của vi sinh vật lây nhiễm chéo. Lau sạch bồn rửa xung quanh bằng vải sạch có thể làm giảm sự sinh sản của vi khuẩn một cách hiệu quả và làm cho môi trường nhà bếp của chúng ta vệ sinh hơn.

Thói quen lau khô bát đĩa bằng khăn sau khi rửa, dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi trên bát đĩa. (Ảnh: New Africa/ Shutterstock)

Thói quen xấu 6: Không khử trùng bát đĩa và đũa trong thời gian dài

Sau khi rửa bát, nhiều người thường trực tiếp cất bát đĩa trở lại tủ. Trên thực tế, việc làm sạch bát đĩa không thể dừng lại ở đó, mà còn cần khử trùng bát đĩa, đây cũng là một khâu rất quan trọng và không thể bỏ qua.

Nếu nhà bạn có máy tiệt trùng thì cách thuận tiện nhất là cho bát đĩa đã rửa sạch và đũa vào đó để khử trùng. Máy tiệt trùng có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus trên bát đĩa một cách hiệu quả thông qua nhiệt độ cao hoặc tia cực tím.

Trong trường hợp nếu nhà bạn không có máy tiệt trùng, thì cũng có thể sử dụng một số phương pháp đơn giản để khử trùng bát đĩa. Phương pháp phổ biến nhất là đun sôi để khử trùng.

Chuẩn bị một nồi nước lớn, đun sôi, cho bát đĩa và đũa sạch vào nấu khoảng 10 phút.

Ngoài ra, phơi nắng cũng là một lựa chọn tốt. Sử dụng tia cực tím từ ánh sáng mặt trời để khử trùng tự nhiên. Đặt bát đĩa và đũa đã rửa sạch ra ngoài nắng và để tia cực tím giúp khử trùng, tuy cách này không hiệu quả bằng việc sử dụng thiết bị khử trùng chuyên nghiệp nhưng vẫn có thể có tác dụng khử trùng nhất định.

Tiểu Phương

Published by
Tiểu Phương

Recent Posts

Quảng Bình xác định có 3 viên chức sử dụng chứng chỉ tiếng Anh giả

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình phát hiện có 3 viên chức sử dụng chứng…

28 phút ago

Bầu cử Mỹ 2024: Những vấn đề sáng rõ và ẩn số còn trong bóng tối

TS. Hà Thanh Liên đã có những nhận định mới trước thềm bầu cử Tổng…

1 giờ ago

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tuyên án vụ 7 thanh tra giao thông nhận hối lộ

Nhiều chủ xe khai bị các bị cáo là Thanh tra giao thông chặn đường…

2 giờ ago

Thủy triều lớn xuất hiện ở nhiều nơi tại Trung Quốc [VIDEO]

Ngày 21/10, nhiều tỉnh thành của Trung Quốc như Thiên Tân, Giang Tô, Phúc Kiến,…

2 giờ ago

Luật sư nhân quyền David Matas kiên trì vạch trần nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

Bộ phim tài liệu “Thợ săn công lý” tập trung vào cuộc điều tra của…

3 giờ ago

[VIDEO] Chính phủ kiến nghị năm 2025 chưa tăng lương hưu, lương công chức

Chính phủ kiến nghị chưa tăng lương hưu, công chức, trợ cấp xã hội năm…

3 giờ ago