Chỉ khi học được cách thấu hiểu và bao dung, cuộc sống của bạn mới thực sự đạt đến tầng sâu của tu dưỡng và trí huệ. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Chỉ khi học được cách thấu hiểu và bao dung, cuộc sống của bạn mới thực sự đạt đến tầng sâu của tu dưỡng và trí huệ. Bởi trí huệ không nằm ở lời nói sắc bén mà ở lòng người rộng mở; tu dưỡng không thể hiện ở vẻ ngoài nghiêm trang mà ở cách ta đối đãi với thế giới bằng sự điềm tĩnh và chân thành. Khi buông bỏ được cố chấp, lòng nhẹ đi, tâm sáng lên, và con đường trước mắt cũng dần trở nên thênh thang hơn.
Trong cuộc đời, không ai có thể bước đi mà không một lần vấp ngã. Nếu mãi ôm ấp mọi muộn phiền, bận lòng so đo với từng điều nhỏ nhặt và không học cách buông bỏ bạn sẽ vô tình làm tổn thương cho người khác, và rồi chính mình cũng chẳng thể bình yên.
“Trước khi trách người, hãy soi lại chính mình; trước khi rộng lòng với bản thân, hãy học cách thứ tha cho người khác”. Chỉ khi biết buông bỏ giận hờn và học cách tha thứ, trái tim ta mới đủ rộng để cảm nhận hơi ấm của yêu thương và tìm thấy ánh sáng sau những ngày u tối.
Trong chữ Hán, “giận” và “tha thứ” mang ý nghĩa rất thâm sâu.
Chữ “giận” (怒) biểu trưng cho hình ảnh “nô lệ” (奴) ở trên và trái tim (心) ở dưới, có nghĩa là khi ta để cơn giận chi phối, ta trở thành “nô lệ” của cảm xúc, để trái tim dẫn dắt mọi hành động. Những ai luôn sống trong tức giận sẽ không bao giờ được tự do, vì họ đã bị chính cảm xúc của mình trói buộc.
Và chữ “thứ” (恕) có nghĩa là “giống như” (如)“trái tim” (心) của chính mình. Nếu một người có lòng nhân ái và biết khoan dung với người khác, họ sẽ có thể lắng nghe trái tim mình, mở rộng lòng dạ, và dùng sự lương thiện để kết nối với mọi người, tạo dựng một không gian hòa hợp trong tâm hồn.
Thời niên thiếu, Trương Tuân và Vương An là đôi bạn tri kỷ sống cạnh nhau và cùng kiếm sống bằng nghề mở quán trà.
Quán trà của Trương Tuân rất đông khách nhờ vào sự chân thật và thành tín, trong khi quán trà của Vương An lại rất ế ẩm.
Trước tình cảnh này, lòng Vương An không khỏi dao động, tâm lý dần mất cân bằng, và sự đố kỵ bắt đầu nảy sinh trong ông. Ông ta bịa đặt rằng Trương Tuân pha trà giả, thậm chí làm giả chứng cứ để vu khống, khiến quán trà của Trương Tuân phải đóng cửa, và bản thân Trương Tuân còn bị đày ra biên giới trong 3 năm.
Ba năm sau, khi Trương Tuân trở về nhà ông mới biết rõ sự thật, nhưng ông không oán hận cũng không trả thù Vương An.
Ngược lại, Vương An vì luôn thấp thỏm lo sợ tội lỗi mình gây ra sẽ bị bại lộ, nên suốt ngày sống trong bất an và dằn vặt. Nỗi sợ âm ỉ ấy từng chút một bào mòn tinh thần và thể xác ông, cuối cùng dẫn đến bệnh tật và qua đời.
Trương Huân, với tấm lòng rộng lượng, đã sẵn lòng chăm sóc cho vợ con của Vương An. Chẳng bao lâu sau, quán trà của ông mở cửa lại, và lần này, không chỉ danh tiếng mà cả sự nghiệp của ông còn thịnh vượng vượt bậc hơn trước.
Cổ nhân có câu: “Chỉ khi có thể dung thứ cho tiểu nhân, mới có thể trở thành quân tử”.
Người có lòng bao dung rộng lượng thường sẽ nhận được những niềm vui bất ngờ; người biết tha thứ và khoan dung sẽ luôn có được may mắn bình an.
Như nhà thơ Mộc Tâm đã nói: “Tôi không biết phải tha thứ điều gì, nhưng tôi cảm thấy mọi thứ trên đời đều có thể được tha thứ”.
Khoan thứ không phải là sự nhượng bộ tạm thời vì lợi ích toàn cục, mà là khả năng nhìn thấu bản chất cuộc sống, kiên định tiến về phía trước và không để mình vướng vào những rắc rối không đáng có. Hãy coi những viên gạch, hòn đá mà người khác ném vào bạn như những bậc thềm để tiến bước.
Khi một biết buông bỏ oán giận, chuyển từ tâm hẹp hòi sang rộng lượng, từ thù hận sang khoan dung, con đường đời mới có thể mở rộng và sáng lạn hơn.
Tha thứ cho người khác đã là một thử thách, còn tha thứ cho chính mình lại càng gian nan hơn. Việc bao dung những lỗi lầm của người khác đã khó, nhưng buông bỏ những lời tự trách trong lòng mình lại càng là một điều không dễ dàng.
Vào thời Tây Hán, học giả Cổ Nghị vốn nổi danh là thần đồng từ thuở thiếu thời. Khi mới mười tám tuổi, ông đã khiến người trong huyện nức lòng khâm phục bởi tài văn chương hơn người. Thế nhưng, tài năng không đi liền với vận may — do bị đố kỵ và không được lòng giới quan trường, ông bị giáng chức và điều đến Trường Sa giữ chức Thái phó cho vua nước Trường Sa.
Vì có tài năng xuất chúng nhưng không được trọng dụng, trong lòng Cổ Nghị chất chứa nỗi bi phẫn khôn nguôi. Ngày ngày ông sống trong buồn bực, u sầu, đối với việc dạy dỗ Lương Hoài Vương cũng không toàn tâm toàn ý.
Về sau, Lương Hoài Vương chẳng may ngã ngựa mà qua đời. Cổ Nghị tự trách mình, thân là Thái phó mà không hết lòng tận tụy, lòng đầy ăn năn, thường xuyên khóc than nức nở. Tâm trạng ông trở nên u uất, phiền muộn, mãi chẳng thể nguôi ngoai.
Cuối cùng, vì suy kiệt tinh thần và u uất kéo dài, ông qua đời vì trầm cảm ở tuổi 33, để lại bao tiếc nuối cho hậu thế.
Trong “Tả truyện” có câu: “Không ai là hoàn hảo cả”. Khi mắc phải sai lầm, điều chúng ta nên làm không phải là chìm đắm trong nỗi đau mà là học cách buông bỏ nó.
Đào Uyên Minh từng nói: “Hiểu rằng quá khứ không thể thay đổi, và biết rằng tương lai có thể theo đuổi”. Một điều khôn ngoan trong cuộc sống là không nên tự hành hạ mình bằng nỗi đau trong quá khứ. Chỉ khi chúng ta dám buông bỏ và lật sang trang mới khi đối mặt với sai lầm chúng ta mới có thể tạm biệt quá khứ và bước tiếp.
Người sống cả đời, không có ai sẽ vĩnh viễn thuận buồm xuôi gió. Nếu trên đường đi gặp lận đận, vậy hãy đi đường vòng; nếu gặp phải một con sói hung dữ, hãy dũng cảm đối mặt với nó.
Bạch Cư Dị, một nhà thơ thời nhà Đường, được mệnh danh là “Nhạc thiên an mệnh”.
Khi ông bị giáng chức làm Tư mã ở Giang Châu, ông đã mua một mảnh đất ở đó để xây nhà, thậm chí còn noi theo Đào Uyên Minh mà quy ẩn nơi điền viên.
Khi còn là tuần du Trung Châu, ông đã thuê một mảnh đất ở phía đông thành phố, trồng nhiều loại hoa và cây xanh, mỗi ngày ung dung thưởng thức cảnh hoa nở hoa tàn.
Hoàn cảnh vốn dĩ khó thay đổi, nhưng chìa khóa giải quyết lại nằm ở chính bản thân ta. Nếu cứ mù quáng chống lại số phận, cuộc đời sẽ trở nên nặng nề và đầy khổ ải. Ngược lại, nếu biết an nhiên đón nhận những gì số phận mang đến, thì mọi chuyện sẽ thuận theo lẽ tự nhiên mà hóa lành, cuộc sống cũng theo đó mà trở nên nhẹ nhàng và tươi đẹp hơn.
Tha thứ là chiếc chìa khóa mở ra mọi lối đi, và vì thế, nó xứng đáng được thực hành suốt đời.
Cuộc sống chất chứa quá nhiều tổn thương. Nếu không thể tha thứ, vết thương sẽ mãi không lành. Nhưng nếu biết buông bỏ, bạn sẽ tìm thấy thế giới an yên cho riêng mình.
Tha thứ không có nghĩa là quên đi tất cả, mà là học cách không để quá khứ trói buộc hiện tại. Đó là hành trình chữa lành cho chính mình, là khi bạn chọn không để những lỗi lầm của người khác định nghĩa cuộc đời bạn. Trong lòng người có chỗ cho bao dung thì trên đường đời mới có lối đi thảnh thơi.
Có những nỗi đau không thể xóa nhòa nhưng có thể lắng xuống. Có những tổn thương không thể làm lại nhưng có thể đặt xuống. Tha thứ là món quà lớn nhất bạn có thể trao cho người khác – và cũng là món quà dịu dàng nhất bạn có thể tự dành cho chính mình.
Trúc Nhi biên dịch
Theo Soundofhope
Một người đàn ông Ireland 31 tuổi bị mù chức năng đã có thể nhìn…
Ba loại gia vị quen thuộc dưới đây đang âm thầm “đánh cắp” chiều cao…
Tổng thống El Salvador bày tỏ sự đồng tình và sẵn sàng hỗ trợ việc…
Hôm thứ Hai (14/4), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump một lần nữa nhắc lại…
UBND TP. Cần Thơ đưa ra phương án sử dụng 2.558 trụ sở từ tổng…
Hôm thứ Hai (14/4), Đại học Harvard đã từ chối yêu cầu thay đổi chính…