Đời Sống

Chuyên gia: Thói quen này sẽ âm thầm làm tổn thương con bạn

Các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, chính những thói quen nuôi dạy con tưởng như vô hại lại có thể âm thầm gây tổn thương cho trẻ, thậm chí mang đến nhiều tác hại hơn là lợi ích.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Nhà tâm lý học kiêm tác giả người Mỹ Jeffrey Bernstein viết trên trang Psychology Today rằng, trong nhiều thập kỷ làm việc với trẻ em và gia đình ông thường xuyên nhận thấy một thói quen nuôi dạy con phổ biến: cha mẹ có xu hướng can thiệp để giải quyết mọi vấn đề thay cho con. Ông tin rằng thói quen này có thể âm thầm gây hại cho trẻ.

Bernstein viết rằng mong muốn giải quyết vấn đề là một bản năng sâu sắc của con người. Khi con cái gặp khó khăn hay bị tổn thương, cha mẹ thường phản xạ tìm cách giúp đỡ và nhanh chóng đưa ra giải pháp. Tuy nhiên, ông cho rằng việc này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Nó có thể khiến trẻ cảm thấy bị hiểu lầm, bị phớt lờ hoặc trở nên bất lực.

Bernstein đã liệt kê một số ví dụ về cách hiện tượng này thể hiện ở trẻ em thuộc các độ tuổi khác nhau, và đề nghị cha mẹ nên áp dụng một phương pháp khác tích cực hơn.

Không phải vấn đề nào cũng cần được giải quyết ngay

Cậu bé Jax, 7 tuổi, đã bật khóc nức nở vì bộ xếp hình Lego của mình bị sụp đổ. Mẹ của Jax vội vàng chạy đến, tay cầm với băng keo và keo dán nóng lòng muốn sửa lại bộ xếp hình. Nhưng Jax không cần ai đó giải quyết vấn đề giúp mình, cậu chỉ cần một người ngồi cạnh và nói: “Ôi, chuyện này thật tệ quá. Khi nào con sẵn sàng, mình cùng nhau xây lại nhé?”

Điều trẻ cần là sự thấu cảm chứ không phải giải pháp

Lila, 10 tuổi, tâm sự rằng em cảm thấy bị cô lập vì không ai muốn chơi cùng trong giờ ra chơi ở trường. Bố em liền khuyên nên thử tham gia những trò chơi mới và cởi mở hơn với bạn bè. Nhưng điều Lila thực sự cần là được thấu hiểu, không phải một giải pháp. Nếu lúc ấy bố em chỉ nhẹ nhàng nói: “Nghe có vẻ con thấy rất cô đơn”, có lẽ em đã cảm thấy được lắng nghe và an ủi hơn nhiều.

Đôi khi sự hỗ trợ tốt nhất là sự im lặng

Sophia, 14 tuổi, trở nên cáu giận sau một ngày học căng thẳng. Thay vì lắng nghe, bố mẹ em bắt đầu giảng giải về phép lịch sự và tôn trọng. Nhưng điều Sophia thực sự cần lúc ấy là một khoảng lặng và một lời nói nhẹ nhàng như: “Có vẻ con đang rất mệt mỏi. Bố sẽ ở đây khi con sẵn sàng chia sẻ”.

Không cần làm thay, chỉ cần tin tưởng

Eli, 18 tuổi, thất vọng khi biết mình không vượt qua vòng phỏng vấn vào trường đại học mơ ước. Khi cậu chia sẻ với mẹ, bà lập tức đề nghị gọi điện cho trường để tìm hiểu nguyên nhân. Nhưng Eli không cần ai giải quyết thay mình — điều cậu cần là một lời khích lệ. Chỉ một câu đơn giản: “Mẹ biết con sẽ tìm được con đường phù hợp”, cũng đủ để cậu cảm thấy được tin tưởng và tiếp thêm sức mạnh.

Cha mẹ có thể làm gì?

Bernstein nhấn mạnh rằng bản năng muốn giải quyết vấn đề xuất phát từ tình yêu thương sâu sắc. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là cha mẹ cần kiên trì đồng hành cùng con, không phải lúc nào cũng giải quyết thay con. Con bạn không cần bạn xử lý mọi khó khăn, mà cần cảm thấy mình có khả năng, được tôn trọng và nhận được sự hỗ trợ phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn làm được điều đó:

Dành thời gian thật sự cho con

Hãy nói ít lại, lắng nghe nhiều hơn và giữ bình tĩnh trước khi đưa ra lời khuyên hay đề nghị.

– Xác nhận cảm xúc của con thay vì chỉ tập trung vào giải pháp

Nói với con: “Bố/mẹ hiểu cảm giác của con lúc này” sẽ giúp con cảm thấy được thấu hiểu hơn là câu: “Con nên làm thế này”.

– Trao quyền để con tự giải quyết vấn đề

Sự tự tin của trẻ được xây dựng qua việc vượt qua khó khăn chứ không phải nhờ sự giúp đỡ quá mức của cha mẹ.

Bernstein cũng lưu ý rằng những hành vi có vẻ “nổi loạn” của trẻ thường là cách chúng thể hiện rằng: “Bố mẹ chưa thực sự lắng nghe con”. Khi cha mẹ dạy con bằng sự đồng cảm thay vì áp đặt, mối quan hệ giữa hai bên sẽ thay đổi tích cực.

Trúc Nhi biên dịch
Theo Epochtimes

Trần Tuấn Thôn

Published by
Trần Tuấn Thôn

Recent Posts

Ngai vàng triều Nguyễn bị hư hỏng: Thông tin chính thức từ TP. Huế

Một du khách có biểu hiện loạn thần đã làm gãy phần tựa tay ngai…

11 phút ago

Trung Quốc tái bùng phát COVID-19 với triệu chứng họng đau như cắt

Trung Quốc đang chứng kiến làn sóng COVID-19 mới, với nhiều bệnh nhân báo cáo…

44 phút ago

Tin tặc Trung Quốc kiểm soát hơn 2.000 máy chủ trên toàn cầu – Báo cáo của Hàn Quốc

Một tổ chức tin tặc bị nghi ngờ có liên hệ với Trung Quốc đã…

51 phút ago

ĐCSTQ điều tra dự án thuộc tập đoàn của giá tộc Lý Gia Thành

Hồng Kông điều tra “chống tham nhũng” đối với dự án của CK Asset Holdings…

59 phút ago

Đồng Nai: Bé gái 10 tuổi bị cuốn trôi xuống suối

Khi các bạn tắm mưa, bé gái 10 tuổi bị trượt chân, rơi xuống dòng…

1 giờ ago

Đường dây đa cấp gần 200.000 thành viên bán TPCN chứa chất cấm

Một đường dây kinh doanh theo mô hình đa cấp gần 200.000 thành viên, trong…

2 giờ ago