Cha mẹ càng ít quan tâm đến phương diện này con cái càng phát triển
- Tống Vân
- •
Sự trưởng thành của một đứa trẻ không thể thiếu sự dạy dỗ tận tình của cha mẹ, cũng như sự thành công của trẻ không thể tách rời lời nói và hành vi mẫu mực của cha mẹ. Những bậc cha mẹ tuyệt vời đều biết rằng chăm sóc con cái không có nghĩa là thay đứa trẻ làm mọi thứ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi dậy thì. Cha mẹ can thiệp càng nhiều thì con cái càng dễ nổi loạn.
Cô Lý là một giảng viên giáo dục gia đình và đã dạy dỗ hai đứa con của mình rất tốt. Con trai cả được tiến cử vào trường trung học tốt nhất Thành Đô, còn cô con gái nhỏ sẽ lên trung học cơ sở trong năm nay, và điểm số của cô bé thuộc loại cao nhất lớp.
So với thành tích học tập xuất sắc của các con, chồng cô chia sẻ rằng, anh rất ngưỡng mộ tính độc lập, tự giác cũng như khả năng và lòng dũng cảm nhận trách nhiệm khi phạm sai lầm của hai đứa con.
Cô Lý và chồng đều rất bận rộn trong công việc và thường xuyên đi công tác, nên mỗi tuần gần như một nửa thời gian không ở nhà. Vì vậy, hai đứa trẻ hoàn toàn dựa vào chính mình để chăm sóc bản thân, dù trong cuộc sống hay học tập, cô cũng ít khi quản quá chặt con cái.
Sau khi nghe những lời cô Lý chia sẻ, chồng cô cũng cảm thấy sự xuất sắc của các con phần lớn liên quan đến sự “ít quản” của cha mẹ. Đặc biệt là 3 điều sau, cô hiếm khi quản con cái, càng khiến những đứa trẻ này trở nên xuất sắc hơn.
Thứ nhất: Những việc đứa trẻ tự mình có thể làm được thì cha mẹ không cần quản
Cô Lý cho biết, từ khi học mẫu giáo, hai đứa con của cô đều tự đeo cặp đi học, dù được cha mẹ hay người lớn đưa đi, người lớn luôn tay không, còn đứa trẻ sẽ luôn tự mình xách cặp đi học.
Không chỉ tự xách cặp đi học, từ lúc đứa trẻ 2 tuổi cô sẽ không đút cho chúng ăn nữa, mà sẽ đưa cho chúng một chiếc thìa hoặc một đôi đũa và để chúng tự ăn.
Đến khi 3 tuổi thì cho trẻ tự thay quần áo. Cô chỉ đứng bên cạnh để quan sát và hướng dẫn, chứ ít khi đưa tay ra giúp đỡ. Mục đích là để trẻ có khả năng tự chăm sóc bản thân, giảm bớt sự phụ thuộc vào cha mẹ, phát triển ý thức độc lập.
Từ khi các con có phòng riêng, cô yêu cầu hai con phải tự dọn dẹp phòng. Lúc đầu hai đứa không chịu, dù có dọn dẹp thì vẫn rất bừa bộn. Nhưng cô không hề tức giận, mà còn kiên nhẫn hướng dẫn bọn trẻ từng bước cách dọn dẹp.
Thấy vậy, một số bạn bè của cô có thể hỏi: Con tôi không muốn dọn dẹp? Ngay khi tôi yêu cầu cháu dọn dẹp, cháu sẽ đi loanh quanh kiếm đủ mọi cách. Tôi nên làm sao?
Chồng của cô đã chia sẻ một ví dụ trong gia đình. Có lần, cô Lý trêu đùa hai đứa trẻ và nói rằng cô muốn đi công viên giải trí lúc 2 giờ chiều. Khi nghe tin về việc đi chơi, hai đứa trẻ rất vui mừng.
Nhưng đến hơn 2 giờ chiều, cô Lý bắt đầu nán lại không có dấu hiệu rời đi. Hai đứa trẻ lo lắng chạy đến giục mẹ nhanh chóng ra ngoài. Cô Lý bình tĩnh nói: “Con không thấy phòng vẫn chưa dọn dẹp xong sao? Nhìn đồ chơi, quần áo bẩn và sách các con đọc đều vương vãi trên sàn, các con đợi mẹ, mẹ sẽ dọn dẹp xong rồi chúng ta đi”.
Sau đó, cô Lý từ từ bắt đầu dọn dẹp, đột nhiên cô nói rằng buổi tối có bạn bè đến ăn tối, khoảng 5 giờ phải đi mua đồ ăn để chuẩn bị, nhưng giờ vẫn chưa dọn dẹp xong, vậy thì đi khu vui chơi vào ngày khác nhé?
Bọn trẻ nghe nói không được đến khu vui chơi liền lắc đầu nói không được, cô Lý hỏi: “Vậy chúng ta cùng nhau dọn dẹp nhé!” Hai đứa trẻ nhanh chóng dọn dẹp nhà cửa rồi vui vẻ đi đến khu vui chơi.
Tóm lại, bí quyết rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân của cô là để chúng tự làm việc của mình và chỉ hướng dẫn mà không can thiệp.
Thứ hai: Sau khi trẻ phạm lỗi, trẻ cần gánh chịu hậu quả
Tin chắc rằng không có bậc cha mẹ nào muốn nuôi dạy ra những đứa con ngỗ nghịch! Nếu không muốn nuôi dạy những đứa con ngỗ nghịch thì cần cho con học ngay từ nhỏ rằng khi con phạm lỗi thì cần gánh chịu hậu quả.
Ví dụ, nếu trẻ dậy trễ dẫn đến đi học muộn, lúc này mẹ không cần phải thúc giục, mà chỉ cần kiên nhẫn đồng hành cùng trẻ. Nếu trẻ đi học muộn, hãy để trẻ tự mình chấp nhận hình phạt của giáo viên.
Tương tự, nếu trẻ không hoàn thành bài tập về nhà và bị giáo viên khiển trách, cha mẹ không nên giúp trẻ tìm lý do chỉ vì yêu thương trẻ. Cách làm đúng đắn là cho trẻ nhận thức được lỗi lầm của mình, xác định hành vi đúng đắn để tránh lặp lại sai lầm đó vào lần sau.
Về việc để con gánh chịu hậu quả sau khi phạm sai lầm, chồng cô muốn nhắc nhở các bà mẹ rằng nhiều hình phạt của cha mẹ không những không khiến con nhận ra lỗi lầm của mình, mà còn làm tổn hại đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Chồng cô khuyên các bà mẹ khi trách phạt con nên tuân theo 3 nguyên tắc:
(1) Khi trẻ phạm lỗi cần gánh chịu hậu quả trực tiếp chứ không phải hậu quả tiêu cực
Một số bà mẹ có thể hỏi, hậu quả trực tiếp là gì? Chồng cô sẽ cho bạn một ví dụ, chẳng hạn như khi bữa tối được dọn ra, anh nhiều lần giục con đến ăn tối, nhưng bọn trẻ vẫn thờ ơ và chỉ chăm chú xem phim hoạt hình.
Lúc này, người mẹ sẽ không thúc giục con, mà chỉ dọn bàn ăn sau khi ăn xong, cũng không cho trẻ ăn gì nữa, để trẻ tự gánh chịu hậu quả là phải ôm bụng đói.
Vậy thế nào là hậu quả tiêu cực? Chính là rõ ràng trẻ không ăn tối, nhưng bạn lại phạt trẻ không được ra ngoài chơi, việc không ăn tối không liên quan gì với việc không được đi chơi cả. Đứa trẻ có thể không đi chơi vì e ngại uy quyền của cha mẹ, thực ra trong lòng trẻ cảm thấy vô cùng bất mãn.
(2) Trừng phạt trẻ đừng mang theo cảm xúc chủ quan
Mức độ trừng phạt của nhiều bà mẹ được quyết định vào mức độ tức giận của họ. Ví dụ, nếu hôm đó tâm trạng tốt, họ sẽ không trừng phạt con; nếu hôm đó tâm trạng không tốt, họ sẽ trừng phạt đứa trẻ một cách nghiêm khắc. Điều này sẽ không có tác dụng kỷ luật, cũng như không thiết lập các quy tắc.
(3) Sau khi hành vi sai trái xảy ra, cha mẹ cần cho cho con cái biết ngay lỗi lầm của mình
Cha của Wenwen từng nhìn thấy một đứa trẻ 8 tuổi trên đường. Sau giờ học, ông đã mắng mẹ vì bà không chịu xách cặp cho cậu. Người mẹ lúc đó rất xấu hổ nhưng không để con nhận ra lỗi ngay mà chỉ cảnh cáo con lần sau không được làm như vậy.
Sau khi trẻ cư xử không tốt, cha mẹ nên để trẻ nhận ra lỗi ngay lập tức thay vì cảnh cáo trẻ vào lần sau.
Vì vậy, muốn con có đủ dũng khí để gánh chịu hậu quả sau khi phạm sai lầm, bạn cần bắt đầu bằng một hình phạt mà có thể để trẻ nhận thức được lỗi lầm của mình và làm rõ hành vi đúng đắn để trẻ thực sự tránh mắc phải lỗi lầm tương tự vào lần tới.
Thứ ba: Việc lập kế hoạch học tập cho trẻ cần được hướng dẫn một cách khoa học
Những bậc cha mẹ xuất sắc và thành công sẽ không mù quáng nuôi con thành những chú “gà công nghiệp”, mà sẽ đưa ra những kế hoạch đúng đắn dựa trên độ tuổi và giai đoạn đi học của con mình.
Ở nhà cô Lý, việc đầu tiên hai đứa trẻ làm sau khi đi học về không phải làm bài tập về nhà, mà thay vào đó các con ra khu vui chơi để nhảy dây, chơi cầu lông, bóng bàn hoặc chơi cầu trượt. Khi chơi xong tụi trẻ sẽ về nhà ăn cơm. Sau khi ăn xong, tụi trẻ sẽ nghỉ ngơi 10 phút trước khi bắt đầu làm bài tập.
Về bài tập về nhà, không chỉ là làm bài tập để đối phó một cách mù quáng, ngay từ khi tụi trẻ vào lớp một cô Lý đã hướng dẫn các con áp dụng phương pháp học Pomodoro để phân chia nhiệm vụ bài tập cần hoàn thành. Bằng cách này, trẻ có thể làm bài tập về nhà một cách hiệu quả và tập trung.
Về kế hoạch học tập, cô cũng khác với các bậc cha mẹ khác, cô chỉ tập trung cho con hai việc là tính toán và đọc sách. Chỉ cần hoàn thành hai việc này mỗi ngày thì trẻ có thể thoải mái sắp xếp thời gian còn lại.
Nói chung, vì trẻ còn non nớt về mặt trí tuệ, nên cần sự hướng dẫn, giúp đỡ của cha mẹ trong nhiều việc. Đồng thời, cha mẹ cũng cần cho trẻ phát triển và bồi dưỡng tính tự lập để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân và trở thành một người có năng lực.
Ngữ Yên biên dịch
Từ khóa con cái Phát triển cha mẹ tuổi dậy thì dạy dỗ