Đàn ông và phụ nữ nói 2 ngôn ngữ khác nhau

Sẽ là một lời nói dối khi cho rằng đàn ông và phụ nữ là như nhau. Họ khác nhau về mặt sinh học, và họ cũng cho thấy sự khác biệt trung bình về tính cách và sở thích. Nhưng làm thế nào những khác biệt này có thể được phản ánh trong phong cách giao tiếp của họ? Nghiên cứu mới đây xuất hiện trên Tạp chí Tính cách và Tâm lý Xã hội (Journal of Personality and Social Psychology) có thể có câu trả lời.

(Ảnh: Jopwell từ Pexels)

Một nhóm các nhà nghiên cứu do Priyanka Joshi dẫn đầu của Đại học bang San Francisco đã tiến hành kiểm tra mức độ mà đàn ông và phụ nữ dựa vào “Giao tiếp trừu tượng(nguyên văn là “communicative abstraction” cách giao tiếp sử dụng từ ngữ mang tính trừu tượng như đạo đức, chân thành,…) để truyền đạt ý tưởng và cảm xúc của họ. Theo các nhà nghiên cứu, sự trừu tượng hóa giao tiếp này phản ánh xu hướng của mọi người sử dụng “Lời nói trừu tượng tập trung vào hai điểm đó là: viễn cảnh rộng lớn và mục đích cuối cùng của hành động thay vì lời nói cụ thể chú trọng vào chi tiết và phương tiện để đạt được hành động.” 

Thật thú vị khi phát hiện rằng đàn ông có xu hướng nói chuyện trừu tượng nhiều hơn đáng kể so với phụ nữ. 

“Một sự khác biệt về giới tính đã được chỉ ra một cách chính xác rằng phụ nữ có xu hướng nói về những điều cụ thể (tiểu tiết) và đàn ông nói về những viễn cảnh lớn (đại cuộc)“, Joshi và nhóm của cô cho hay. “Qua một loạt sáu nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng đàn ông giao tiếp trừu tượng hơn phụ nữ.” 

Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra âm vị học của đàn ông và phụ nữ trong cả bối cảnh thực nghiệm và thực địa. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu của họ, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hơn 600.000 bài đăng trên blog được viết trên trang web Blogger.com để xem liệu đàn ông có sử dụng ngôn ngữ trừu tượng hơn phụ nữ hay không. Để làm điều này, các nhà nghiên cứu đã tính toán xếp hạng trừu tượng cho khoảng 40.000 từ thường được sử dụng trong ngôn ngữ tiếng Anh. Ví dụ, các từ có thể dễ dàng hình dung, được xếp vào tính trừu tượng thấp, chẳng hạn như “bàn” hoặc “ghế”, trong khi các từ khó hình dung hơn (ví dụ: “công lý” hoặc “đạo đức”) được đưa ra đánh giá cao về tính trừu tượng. Họ thấy rằng đàn ông sử dụng ngôn ngữ trừu tượng hơn đáng kể trong các bài đăng trên blog của họ. 

Các nhà nghiên cứu đã tìm cách tái tạo hiệu ứng này trong môi trường nói chuyện thực tế. Để làm điều này, họ đã dựa vào bảng điểm từ các phiên họp của Quốc hội Hoa Kỳ kéo dài từ năm 2001 đến 2017. Họ dự đoán rằng trung bình các thành viên nữ của Quốc hội sẽ gọi ngôn ngữ trừu tượng ít hơn so với các đồng nghiệp nam. Và một trường hợp giống như vậy là khi phân tích hơn 500.000 bản sao bài diễn thuyết được cung cấp bởi hơn 1.000 thành viên Quốc hội, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng đàn ông sử dụng ngôn ngữ trừu tượng hơn đáng kể trong các bài phát biểu của họ so với phụ nữ. Điều này đúng bất kể  đảng chính trị nào đi chăng nữa và không phân biệt nhà Quốc hội (Hạ viện hay Thượng viện).

Nguồn gốc của hiện tượng này là từ đâu? Các nhà nghiên cứu cho rằng sự khác biệt quyền lực giữa nam và nữ – nghĩa là, đàn ông có nhiều quyền lực hơn trong xã hội – đó có thể là yếu tố quyết định chính. Ví dụ, trong một nghiên cứu tiếp theo được thực hiện với một mẫu gồm 300 sinh viên từ một trường đại học lớn ở bờ Tây, các nhà nghiên cứu đã phân công động lực trong một môi trường giao tiếp giữa các cá nhân để xem liệu điều này có ảnh hưởng đến sự trừu tượng hóa giao tiếp hay không. Cụ thể, họ đã phân công người tham gia đóng vai là người phỏng vấn hoặc người được phỏng vấn. Sau đó, họ yêu cầu người tham gia mô tả các hành vi khác nhau. Họ phát hiện ra rằng những người tham gia vai trò người phỏng vấn quyền lực cao có xu hướng các mô tả hành vi một cách trừu tượng hơn là người được phỏng vấn- người có quyền lực thấp hơn.

Các tác tác giả kết luận rằng: “Thông qua một số bối cảnh khác nhau, chúng tôi thấy rằng đàn ông có xu hướng giao tiếp trừu tượng hơn phụ nữ. Chúng tôi cũng phát hiện có một số người có xu hướng trung lập trong hiện tượng này (tức họ là đàn ông có quyền lực cao nhưng vẫn sử dụng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu), cho thấy rằng điều này không phản ánh theo xu hướng cố định của đàn ông hay phụ nữ mà chỉ xuất hiện trong một số bối cảnh cụ thể. Chúng tôi mong muốn có thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để tiếp tục khám phá về hiện tượng này, cả về nền tảng của nó cũng như hậu quả của nó.

Minh Ngọc (Theo Psychology Today)

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

39 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

1 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

3 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

4 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

5 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago