Dạo quanh khu vườn rau sạch đẹp như mơ của cô gái Úc

Trong cuộc sống công nghiệp hiện đại, chúng ta phải chung sống với khói bụi, ô nhiễm không khí, thực phẩm độc hại…, không ít người mơ ước có được một khu vườn để có thể tự trồng một khóm rau sạch, một loài hoa yêu thích… và trên tất cả là được gần gũi với thiên nhiên. Chúng ta hãy cùng ghé thăm khu vườn rau sạch của cô Lee tại Brisbane, Úc để lấy động lực sáng tạo khu vườn cho riêng mình nhé!

Cô Lee chia sẻ với Humans Who Grow Food:

“Tôi là mẹ của 2 đứa trẻ mới biết đi, là một người vợ và là một y tá. Tôi là người thích sống sạch sẽ. Tôi dành phần lớn thời gian để làm vườn và hòa mình với thiên nhiên. Tôi yêu thích làm vườn và ý tưởng tự cung cấp thực phẩm luôn là mơ ước của tôi. Tôi đã được truyền cảm hứng từ việc xem những khu vườn của những người người làm vườn ở Úc và các nơi khác trên khắp thế giới trên Instagram.

Tôi trồng những loại cây lương thực và thực phẩm để có một không gian yên bình và thư giãn với thiên nhiên. Tôi thích trồng thực phẩm hữu cơ và có ích cho sức khỏe của gia đình. Khu vườn cũng là một lớp học tuyệt vời để các con tôi kết nối với thiên nhiên và hiểu rằng thực phẩm đến từ đâu.

Vùng Brisbane có khí hậu cận nhiệt đới. Tôi trồng khoảng 500 mét vuông vườn ở phía sau nhà và khoảng 400 mét vuông tại nhà của bố mẹ tôi. Tôi trồng tất cả các loại cây ăn được khác nhau, tôi thích thu thập trái cây và rau quả truyền thống. Tôi đã trồng thành công các loại cây ăn quả cho ra sản lượng lớn là xoài, macadamia, na, cam, quả sung, lựu và nhiều loại nữa.

Tôi làm đất bằng cách dần dần đưa các chất hữu cơ trở lại mặt đất. Chúng tôi bón phân trộn, có thùng nuôi giun, tất cả rác thải trong vườn và rác hữu cơ thải ra từ nhà bếp đều được đưa quay trở lại vườn. Khi làm một luống đất mới, chúng tôi sử dụng kỹ thuật Hügelkultur, tức là một khu đất được xây dựng từ các mảnh vụn gỗ và những vật liệu có nguồn gốc thực vật có thể tự phân hủy. Đây là một cách dễ dàng để tái sử dụng chất thải, tăng sự màu mỡ của đất và giữ nước.

Tôi trồng cây thực phẩm xen kẽ với các loại thảo mộc và hoa để thu hút côn trùng có lợi. Tôi che cây hoặc bọc trái cây bằng túi để giữ chúng khỏi ruồi giấm.

Ở Úc, chúng tôi có một loài gia cầm bản địa là gà tây, loài gia cầm này là một trở ngại lớn. Nó bới những luống vườn, phá hủy hệ thống rễ cây non và lớp phủ để bảo vệ rễ cây. Gà tây rất to nên tất cả những luống vườn và cây non phải được bảo vệ bằng lưới thép mỏng để ngăn chúng đào bới.

Phần thưởng lớn nhất của việc làm vườn là các con tôi được thỏa thích vui chơi trong vườn và tự do hái quả để ăn. Đó là một nơi mà chúng ta có thể thư giãn và thoát khỏi thế giới bận rộn.

Tôi có gợi ý đối với bất kỳ ai đang vật lộn với việc làm vườn hoặc mới tập trồng cây là hãy thử trồng các loại cây có nguồn gốc ở khu vực đó. Trao đổi thực phẩm và hạt giống với bạn bè và gia đình để những người khác có thể biết loại cây nào phát triển tốt trong khu vực đó. Tôi cũng có nhiều lần thất bại. Hãy lấy hạt giống mới và thử lại, hoặc hỏi những người xung quanh xem họ có gặp vấn đề tương tự không? Đừng bỏ cuộc!”

Cùng dạo quanh một vòng khu vườn rau sạch đẹp như mơ của cô gái Úc này:

Ngọc Chi

Xem thêm:

Ngọc Chi

Published by
Ngọc Chi

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

3 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago