Luật tổ chức kinh tế tập thể nông thôn nước Trung Quốc sẽ được thực thi vào năm 2025, tuyên bố rằng mục đích chính là “Phát triển và mở rộng nền kinh tế tập thể nông nghiệp mới” và “củng cố công hữu xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, các nhà bình luận cho rằng động thái này của cơ quan chức năng là nhằm tăng cường kiểm soát khu vực nông thôn dưới hình thức pháp lý, đáp ứng nhu cầu của tình hình mới, hay nói cách khác là một chuẩn bị cho chiến tranh và nạn đói.
Luật đầu tiên của Trung Quốc nhằm tăng cường quản lý khu vực nông thôn sẽ có hiệu lực vào mùa hè tới. Theo thông báo từ cơ quan chức năng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 28/6 đã ký Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 26, thông báo “Luật Tổ chức kinh tế tập thể nông thôn nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 thông qua và sẽ được thực hiện vào ngày 1/5/2025.
Luật Tổ chức nông thôn bao gồm 8 chương và 67 điều, trong đó nêu rõ rằng các tổ chức kinh tế tập thể nông thôn là bảo đảm quan trọng cho việc phát triển và củng cố nền kinh tế tập thể nông thôn mới. Đồng thời, góp phần củng cố công hữu xã hội chủ nghĩa (XHCN) và “tăng cường sự gắn kết giữa các tổ chức cơ sở nông thôn cũng như củng cố nền tảng quản lý của Đảng ở nông thôn.”
Học giả nổi tiếng Viên Hồng Băng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm thứ Hai rằng mục đích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Quốc khi thông qua bộ luật này không chỉ là để ôn lại thời kỳ Cách mạng Văn hóa khi “các Công xã Nhân dân” được thực hiện như ý kiến chung của dư luận mà là nhằm ứng phó với tình hình chính trị hiện tại và tương lai.
Ông nói: “ĐCSTQ đang chuẩn bị đối phó với các tình huống trong tương lai. Tập Cận Bình đang đẩy toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa của Trung Quốc vào tình trạng thời chiến. Những quy định lần này về nông thôn thực chất là nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các khu vực nông thôn và khiến toàn bộ nông thôn rơi vào tình trạng chiến tranh.”
Học giả Viên Hồng Băng cho rằng Trung Quốc đã thực hiện “cải cách và mở cửa” vào những năm 1980 và giải tán các công xã nhân dân. Đồng thời, sự kiểm soát của chính quyền này đối với khu vực nông thôn cơ sở đã vô cùng suy yếu.
Ông nói: “Bây giờ, đảng này muốn củng cố chặt chẽ hơn nữa các tổ chức của ĐCSTQ ở khu vực nông thôn thông qua chủ nghĩa toàn trị về kinh tế và xu hướng khôi phục nền kinh tế tập thể”.
Luật quy định các tổ chức tập thể nông thôn giao đất nông thôn cho khu vực nông thôn quản lý, xử lý việc cấp và sử dụng nhà ở nông thôn, tổ chức vận hành và quản lý tài sản tập thể, hỗ trợ và hợp tác với ủy ban nông thôn trong việc thực hiện quyền tự quản dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng tại các thôn làng.
Về vấn đề này, người làm truyền thông thâm niên Vương Kiếm cho biết trên kênh YouTube của mình rằng: “Nền kinh tế tập thể là sở hữu chung, và bước tiếp theo là công xã nhân dân.”
Còn nhà bình luận thời sự Thái Thận Khôn viết trên Twitter rằng: “Tham gia vào một nền kinh tế tập thể sao? Nhiều người tin rằng điều đó là không thể. Hãy nghĩ lại từng bước nỗ lực của Tập Cận Bình để khiến Trung Quốc quay trở lại thời kỳ Mao Trạch Đông.”
Học giả Dã Phu cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RFA rằng Luật Tổ chức kinh tế tập thể nông thôn được đưa ra nhằm chuẩn bị cho chiến tranh và nạn đói: “Bởi vì ở các vùng nông thôn hiện tại, việc sử dụng đất chưa đạt kết quả như mong đợi, chưa có sự hiện đại hóa và quy mô. ĐCSTQ đã làm nên một nước nông nghiệp rộng lớn, một đất nước có quá nhiều nông dân vẫn chủ yếu dựa vào nhập khẩu. Do đó, việc dự trữ ngoại hối ngày càng ít đi, và vẫn cần chuẩn bị cho một cuộc chiến nào đó trong tương lai”.
Hiện nay, tình hình ở Tây Thái Bình Dương đang bất ổn và nguy cơ xung đột địa chính trị ngày càng gia tăng. Học giả Dã Phu cho rằng một khi xung đột vũ trang nổ ra ở Biển Đông hoặc eo biển Đài Loan, Trung Quốc rất có thể sẽ phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế từ Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Bây giờ, kiểu nông dân tản mác này đã nhận bao thầu ruộng đất. Họ có thể trồng trọt nếu họ muốn, và họ không trồng nếu họ không muốn, đó là quyền của họ. Hệ thống hợp đồng trách nhiệm về đất đai được thực hiện để giải quyết vấn đề nạn đói là một chính sách mang tính tạm bợ và đó không phải là luật đất đai.
Học giả Dã Phu nhận thấy, Chính quyền tin rằng hệ thống hợp đồng đất đai là một chính sách tạm thời, qua thời gian, phát hiện ra nông dân không trồng lương thực và một số thậm chí còn đến siêu thị để mua thực phẩm, điều này cho thấy nguy cơ thiếu hụt nguồn thực phẩm ngày càng trầm trọng. “Trên thực tế, một số lượng lớn nông dân mua gạo, mua rau và ngũ cốc từ siêu thị ở mọi thị trấn. Đây là một vấn đề lớn đối với một quốc gia có nền nông nghiệp lớn như Trung Quốc.”
Trần Mỹ Hoa, Gia Nguyên, theo RFA
Công bố chính thức của Bộ Ngoại giao Ukraine hôm Thứ Ba xác định rằng…
Tích lũy từ đầu năm 2024 đến nay, TP.HCM ghi nhận 2.438 ca bệnh sởi,…
Một ngày nọ, một tài xế taxi ở New York nhận được cuộc gọi xe…
The Korea Times ngày 3/12 dẫn tin từ nhà chức trách cho biết một nhóm…
Từ 1/1/2025, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện…
Chỉ riêng tại Cơ sở 551 Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội), Tổng công ty Đường…