Đời Sống

Khoảng cách giữa con người nằm ở mức độ trưởng thành về tâm trí

Sự khác biệt giữa con người với nhau chính là mức độ trưởng thành tâm trí. Có những người tuổi còn trẻ nhưng tâm trí rất trưởng thành, họ chỉ thiếu kinh nghiệm xã hội; trong khi có những người tuổi đã lớn nhưng tâm trí vẫn chỉ ở mức độ trẻ con, những người này thường sống không mấy tốt đẹp. Sự trưởng thành tâm trí có thể tạo ra khoảng cách trong cuộc sống vì một số lý do chính sau đây.

Đọc nhiều tiểu thuyết kinh điển là cách trải nghiệm cuộc sống với chi phí thấp. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Thứ nhất, mục tiêu cuộc đời rõ ràng, tức là biết mình muốn gì. Thứ hai, có khả năng đối mặt với các quy tắc xã hội. Thứ ba, dũng cảm đối diện với bản thân và chấp nhận con người thật của mình.

Hãy lấy câu chuyện Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài làm ví dụ, Chúc Anh Đài chỉ muốn tuân theo bản năng của mình và yêu Lương Sơn Bá mãnh liệt, trong khi mẹ của Chúc Anh Đài, một người phụ nữ trung niên thông thái, đã đưa ra một câu trả lời: “Con nghĩ rằng giận dữ có thể thay đổi số phận, con nghĩ rằng sự không hài lòng sẽ khiến người phía Bắc nhượng bộ người phía Nam. Tuổi trẻ ngu ngốc của con nghĩ rằng chỉ cần con không thích thì có thể thay đổi những người xung quanh sao?”

Trình độ trưởng thành tâm trí có 7 giai đoạn, từ bản năng của con người và động vật, giai đoạn thấp nhất với cảm xúc không kiểm soát, đến cấp độ cao nhất là thấy được bản thân, thấy được chúng sinh và thấy được trời đất, đạt được sự hòa hợp. Có thể nói, tâm trí của con người khác nhau thì sự lựa chọn số phận cũng sẽ vô cùng khác biệt.

Vậy làm thế nào để nâng cao tâm trí? Thứ nhất, phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất là đọc các tác phẩm kinh điển. Chỉ khi trải qua nhiều trải nghiệm sống, linh hồn mới có thể phát triển đầy đủ, tâm trí mới có thể trưởng thành, từ đó giúp bản thân nhận thức đúng về mình và đánh giá khách quan trách nhiệm mà mình và người khác nên gánh vác. Đọc nhiều tiểu thuyết kinh điển là cách trải nghiệm cuộc sống với chi phí thấp.

Mỗi người đều sống trong ‘kén thông tin’ cố định của riêng mình, và kinh nghiệm sống thì hạn chế. Đọc nhiều tiểu thuyết chính là cách để xem xét kinh nghiệm sống của người khác. Nói một cách đơn giản, qua việc đọc tiểu thuyết, ta có thể làm bài kiểm tra cuộc đời, trải nghiệm nhiều bài học cuộc sống với chi phí đọc sách tối thiểu và khám phá sự đa dạng của nhân tính. Chẳng hạn, đọc ‘Hồng Lâu Mộng’, ‘Chiến tranh và Hòa bình’, ‘Kẻ ngốc’, trong đó mỗi tác phẩm đều phản ánh rất rõ ràng về nhân tình thế thái, và những toan tính trong tâm tư con người.

Nhưng không phải cuốn sách nào cũng đáng để bạn dành thời gian đọc. Bạn cần phải đọc những tác phẩm kinh điển thế giới đã được thời gian kiểm chứng. Khi còn trẻ, ta không hiểu ý nghĩa trong sách, nhưng khi đọc lại, ta sẽ trở thành nhân vật trong sách. Khi bạn nhìn lại, bạn sẽ nhận ra rằng trước có người xưa, sau có người đến, hàng ngàn năm qua, bản chất con người không hề thay đổi. Người xưa đã sớm tổng kết triết lý, truyền lại cho đến ngày nay, vì vậy chúng được gọi là kinh điển. Nếu bạn đọc những tác phẩm này, bạn sẽ mở rộng và thấu hiểu vận mệnh của mình, từ đó có thêm sự hòa hợp và bớt đi sự mơ hồ.

Thứ hai, để cuộc đời trở nên thuận lợi, trước tiên bạn phải ‘giả vờ’. Ở đây, ‘giả vờ’ không có nghĩa là lừa dối, mà là một cách tốt để nâng cao tâm trí. Khi bạn giả vờ một thời gian, nó sẽ trở thành thật. Giả vờ là tự đặt ra cho mình một nhân cách lý tưởng, sau đó nỗ lực hướng tới mục tiêu đó. Chẳng hạn, nhiều chuyên gia và học giả, những bài viết đầu tay của họ thường không mấy xuất sắc, nhưng họ vẫn dám thách thức bản thân.

Trên thế giới này, có rất nhiều cơ hội đến rồi đi trong nháy mắt, không có khả năng cuộc sống sẽ chờ bạn chuẩn bị xong rồi mới bắt đầu. Hiện nay, nhiều ngành công nghệ phát triển quá nhanh, trong những lĩnh vực mới, mọi người đều phải học và áp dụng ngay, làm ngay bán ngay, gặp núi phải mở đường, gặp sông phải xây cầu, và từng bước tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn. Chúng ta cần phải “giả vờ” để trở thành người như vậy, buộc bản thân làm những việc cần làm, trong quá trình này liên tục tích lũy và hoàn thiện nhân cách của mình.

Trong cuộc sống, điều duy nhất có thể chắc chắn là sự không chắc chắn của cuộc đời, mà Phật giáo gọi là vô thường. Tôi giả vờ có chỉ số cảm xúc cao, giả vờ tự tin, giả vờ ngốc nghếch chỉ để không bị cuốn trôi trong những cơn sóng bất định của cuộc đời. Muốn sống một cuộc sống như mong đợi, vì bản thân, vì người khác và vì tương lai, việc ‘giả vờ’ sẽ giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn.

Thứ ba, giải quyết vấn đề ưu tiên hơn việc thỏa mãn cảm xúc. Cách nhanh nhất để nâng cao trí tuệ là hành động và giải quyết vấn đề. Những người có trí tuệ chưa trưởng thành có một điểm chung, đó là khi gặp vấn đề, họ thường thích bộc lộ cảm xúc của mình, đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho xã hội bất công, thay vì tìm cách giải quyết vấn đề, mà chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn cảm xúc của bản thân. Chẳng hạn, những người “yêu đương mù quáng” thường như vậy, không lo kiếm sống, không kiếm tiền, không giải quyết được các vấn đề thực tế do thiếu thốn tài nguyên, mà chỉ mãi mê với tình yêu hàng ngày, lại còn mong mọi người xung quanh hiểu và hỗ trợ cho tình yêu của họ. Những người như vậy nếu bị nuôi dưỡng lâu trong môi trường kín, khi quay trở lại cuộc sống thực sẽ không thể sống nổi. Đối mặt với lựa chọn trong cuộc đời, những người “yêu đương mù quáng” không có lối thoát, chắc chắn sẽ bị chìm đắm.

Chúng ta nói rằng một người có tâm trí trưởng thành khi họ có thể từ bỏ sự cố chấp thái quá đối với cảm xúc, kiềm chế sự bất an và lo lắng tạm thời, và có thể bình tĩnh đối mặt với vấn đề để giải quyết nó. Ngược lại, người có tâm trí chưa trưởng thành sẽ có phản ứng cảm xúc quá mức khi gặp vấn đề, khả năng chịu áp lực kém, bị mắc kẹt trong cảm xúc mà không thể thoát ra, và sự đòi hỏi cảm xúc vượt lên trên các mục tiêu khác. Trong lúc này, họ chỉ tìm kiếm con đường tâm lý ngắn gọn, muốn nghe những lời an ủi, yêu cầu người khác cung cấp giá trị cảm xúc để trốn tránh vấn đề. Họ đổ lỗi cho người khác để bảo vệ lòng tự trọng của mình, hành động quyết liệt để thỏa mãn cảm xúc của bản thân, mà không chú ý đến việc làm thế nào để giải quyết vấn đề.

Tâm lý trốn tránh này, một khi trở thành thói quen nhận thức, sẽ trở thành cách suy nghĩ thường trực của người đó khi đối mặt với cuộc sống. Trong khi đó, cảm giác thất bại lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến sự học hỏi về bất lực, càng làm yếu đi tinh thần của con người. Cuối cùng, người này sẽ trở thành một ‘đứa trẻ khổng lồ’ vô năng chỉ biết tự thương hại mình, nhân cách suy nhược, chỉ biết than phiền về số phận không tốt và bất hạnh. Ngoài việc dựa dẫm vào người khác và ‘chờ đợi’ sự giúp đỡ, người này gần như không có gì cả. Nhưng họ lại không muốn tự kiểm điểm và không chịu bước ra bước đầu tiên để giải quyết vấn đề.

Vì vậy, bạn sẽ thấy rằng ‘trí giả tự cường, cường giả Thiên trợ, tự trợ giả hằng cường, nhược giả hằng nhược’ (người thông thái tự lực, người mạnh mẽ được Trời giúp, người tự giúp mình thì luôn mạnh mẽ, còn người yếu đuối thì mãi yếu đuối) — điều này là đạo lý thiên cổ bất biến.

Lý Ngọc

Published by
Lý Ngọc

Recent Posts

Tài xế chiếc xe chở rác mà ông Trump đã ngồi chia sẻ về khoảnh khắc này

Chiếc xe chở rác thuộc công ty LoadMaster được trang trí bằng cờ Mỹ, dán…

8 giờ ago

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Căn cứ theo kết luận của USITC, DOC sẽ không ban hành lệnh áp thuế…

8 giờ ago

PMI của Việt Nam vượt ngưỡng 50 điểm trong tháng 10

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng…

9 giờ ago

Nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh bị phạt 4 năm 6 tháng tù

HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Nhân Chiến - người nhận hối lộ trong vụ…

9 giờ ago

[VIDEO] Thảm họa lũ lụt lớn nhất Tây Ban Nha 30 năm qua

“Một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống... và nước dâng cao khoảng một mét…

12 giờ ago

Đà Nẵng thu hồi khu biệt thự hơn 7.000 m2 ở rừng Sơn Trà

7.413 m2 tại thửa đất số 09, khu biệt thự Suối Đá (phường Thọ Quang,…

12 giờ ago