Lắng nghe là cách ta rèn luyện sự thấu hiểu; cẩn ngôn thể hiện sự tôn trọng trong lời nói; còn im lặng là cách ta trau dồi sự tĩnh lặng trong tâm hồn. Những phẩm chất quý báu này không chỉ phản ánh chiều sâu của nội tâm và phẩm chất đạo đức, mà còn là nền tảng vững chắc giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và thành công trong tương lai.
Có người từng nói rằng: “Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng”. Việc giao tiếp không chỉ là một môn học mà còn là sự rèn luyện suốt cuộc đời. Cách nói chuyện của một người cũng sẽ quyết định vận mệnh của họ trong tương lai.
Có người ít nói, nhưng mỗi lời đều chứa đựng sự ấm áp và lương thiện, khiến người khác cảm thấy dễ chịu như đang đắm mình trong làn gió xuân. Ngược lại, có người nói rất nhiều, nhưng lời nói lại sắc bén như dao, làm người nghe cảm thấy vô cùng khó chịu.
Tôi từng nghe câu: “Sự im lặng khi lắng nghe có sức mạnh cảm hóa lớn hơn cả ngàn lời nói”. Trên đời này, cách giao tiếp tuyệt vời nhất chính là khi một người thoải mái nói trong khi một người khác chăm chú lắng nghe. Lắng nghe không chỉ thể hiện cảnh giới hàm dưỡng của một người, mà nó còn là biểu hiện của sự tôn trọng, nó giống như cầu nối giúp thu hẹp khoảng cách giữa hai người.
Có một chàng thanh niên rất yêu thích môn sinh học. Sau đó, anh ta theo đuổi nghiên cứu liên quan đến sinh học và đã đạt được một số thành tựu nhỏ. Một ngày nọ, anh có cơ hội tham dự một bữa tiệc quan trọng. Tại bữa tiệc, anh may mắn gặp một nhà sinh học nổi tiếng thế giới mà anh rất ngưỡng mộ. Tuy nhiên, trong suốt buổi tiệc, chàng thanh niên không nói chuyện nhiều với nhà sinh học. Anh chỉ tập trung lắng nghe từ đầu đến cuối. Khi bữa tiệc kết thúc, anh đã nhận được thiện cảm từ nhà sinh học. Nhà sinh học khen ngợi: “Thật là một bậc thầy giao tiếp đáng khích lệ”.
Sự thông thái thực sự của một người không nằm ở việc họ nói hay, mà còn ở khả năng lắng nghe. Biết cách ăn nói có thể thu hút sự chú ý của người nghe, nhưng giỏi lắng nghe lại có thể giúp chúng ta nhận được thiện cảm từ người khác. Thay vì nói không ngừng khiến người khác khó chịu, hãy lắng nghe một cách chân thành để có được sự đánh giá cao. Trong phần còn lại của cuộc đời, hãy lắng nghe nhiều hơn và nói ít lại. Chỉ có như vậy bạn mới trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình và tận hưởng những điều tuyệt vời của cuộc sống.
Trong ‘Cách ngôn liên bích’ có câu: “Việc tu dưỡng bản thân quan trọng nhất là có tấm lòng trong sạch; khi đối xử với mọi người, phải cẩn thận trong lời nói”. Trong mối quan hệ với người khác, việc không kiểm soát lời nói là điều kiêng kỵ lớn nhất.
Thời nhà Thanh, có một tài tử vừa thông thạo kim cổ vừa có tài năng xuất chúng. Tuy nhiên, khi còn trẻ, anh ta thường nói nhiều với những lời lẽ rất sắc bén, cho nên đã đắc tội với không ít người. Anh ta nhiều lần bị chê cười và mỉa mai tại các bữa tiệc vì thói hay châm chọc người khác, khiến bầu không khí trở nên căng thẳng. Sau này, anh đã thi đỗ và trở thành quan trong triều.
Một ngày nọ, trong buổi chầu, anh vô tình nói thêm vài câu. Không ngờ điều này đã gây ra sự đố kỵ từ các quan lại, khiến họ xa lánh anh. Sau đó, hoàng đế nghe lời gièm pha của kẻ gian và cho rằng anh có liên kết với ngoại bang để mưu phản, vì vậy anh bị tống vào ngục. Trong triều, mọi người đều biết sự thật nhưng không ai giúp đỡ anh.
Cuối cùng, anh không chỉ mất chức quan mà còn mất mạng. Cẩn trọng lời nói không chỉ là có trách nhiệm với người khác, mà còn là có trách nhiệm với chính mình. Khi người khác thất bại, đừng đâm vào nỗi đau của họ; khi người khác thành công, đừng chỉ trích khuyết điểm của họ.
Dù mối quan hệ có thân thiết đến đâu, hãy giữ chừng mực khi nói chuyện, nói đúng mức và biết tiến biết lùi. Hãy nhớ rằng lời nói không đúng chỗ là nguyên nhân của mọi rắc rối. Một khi lời đã nói ra, rất khó để lấy lại. Nếu không kiểm soát được lời nói và nói không suy nghĩ, bạn sẽ chỉ chuốc họa vào thân, hại mình và người khác. Biết giữ lại ba phần khi nói và im lặng đúng lúc chính là trí huệ cao nhất của một người.
Hoàng Đình Kiên đã viết trong thơ: ‘Nói nghìn lời đúng không bằng một lần im lặng’ .
Có một câu chuyện như thế này: Ngày xưa, có một người nông dân cùng bạn đi chợ mua bình đất. Trên đường về nhà, họ gặp một người đi ngang qua với cái cào trên vai; kết quả là chiếc cào của người này vô tình làm vỡ chiếc bình của người nông dân.
Tuy nhiên, người nông dân chỉ tiếp tục bước đi mà không phản ứng. Người bạn thấy vậy, rất tò mò, hỏi: “Người ta làm vỡ bình của anh, tại sao không bắt họ bồi thường?” Người nông dân cười và trả lời: “Anh ta không cố ý. Chiếc bình đã vỡ rồi; dù có cãi nhau cũng chẳng ích gì, chỉ khiến người khác cười chê thôi”.
Người bạn nghe vậy, rất ngưỡng mộ, không khỏi hết lời khen ngợi. Trong ‘Liệt tử’ có câu: “Nước sâu chảy chậm, người tôn quý ăn nói từ tốn”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng cần phải hơn người khác trong lời nói. Tranh luận không ngừng không chỉ làm tổn thương người khác mà còn làm tổn hại cho chính mình, cuối cùng chỉ khiến cả hai thêm xa cách. Hãy nhớ rằng im lặng là cách tốt nhất để duy trì phẩm giá của mình.
Im lặng đúng lúc không phải là sự yếu đuối hay sợ hãi, mà là một sự khôn ngoan vượt trội hơn cả lời nói. Khi giao tiếp với người khác, điều quan trọng nhất là sự thoải mái của cả hai bên.
Nói chuyện khéo léo không bằng lắng nghe; nói quá nhiều không bằng cẩn trọng; tranh luận không bằng im lặng. Hãy thay thế lời nói bằng suy nghĩ để tăng thêm hàm dưỡng; kiểm soát lời nói bằng lý trí để tăng thêm giáo dưỡng; kiềm chế cảm xúc bằng im lặng để tăng thêm tu dưỡng.
Như một nhà thơ nổi tiếng từng nói: “Đôi tai là con đường dẫn vào tâm hồn, hãy lắng nghe nhiều hơn và nói ít lại”. Mong rằng mọi người luôn mang nụ cười trên môi, ánh sáng trong mắt và sống thật an yên hạnh phúc.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…