Màn hình và sức khỏe tâm thần: Sự thật cảm xúc đằng sau hành vi gây nghiện ở trẻ em. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Một nghiên cứu trên hơn 300.000 trẻ em trên toàn thế giới cho thấy khi trẻ em phải đối mặt với sự lo lắng, trầm cảm và khó khăn về mặt xã hội và thấy khó khăn trong việc thể hiện những cảm xúc này, chúng có xu hướng chọn nghiện các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng hoặc máy tính để đối phó với tình trạng khó khăn này.
“Cũng giống như một số người tìm đến đồ ăn để an ủi, một số trẻ em lại tìm đến màn hình điện tử”. Michael Noetel, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Queensland ở Úc và là đồng tác giả của nghiên cứu, nói với Epoch Times rằng tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Tâm lý học, theo dõi trẻ em từ 10 tuổi trở xuống trong thời gian dài, phát hiện ra rằng thời gian sử dụng màn hình quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về xã hội – cảm xúc, từ đó khiến trẻ em phụ thuộc nhiều hơn vào màn hình, tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Những hành vi xã hội-cảm xúc này bao gồm sự hung hăng và tăng động công khai, hoặc những đấu tranh nội tâm như lo lắng và trầm cảm. Roberta Pires Vasconcellos, giảng viên tại Đại học New South Wales và đồng tác giả của nghiên cứu, chia sẻ với Epoch Times rằng có nhiều hành vi bảo vệ cần thiết, chẳng hạn như ngủ, tập thể dục, giao tiếp trực tiếp và các hoạt động giúp trẻ học cách điều hòa cảm xúc, xây dựng kỹ năng xã hội và giảm nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, việc sử dụng màn hình quá mức đã loại bỏ những hành vi và hoạt động bảo vệ này, khiến trẻ em vốn đã gặp rắc rối lại càng dễ đắm chìm vào những ảo tưởng do màn hình tạo ra và trốn tránh thế giới thực, làm trầm trọng thêm vấn đề và thậm chí gây ra các triệu chứng như trầm cảm và lo âu.
Tom Kersting, một nhà trị liệu tâm lý được cấp phép, cố vấn gia đình và tác giả của cuốn sách Nuôi dạy thanh thiếu niên khỏe mạnh (Raising Healthy Teens), chia sẻ với tờ Epoch Times rằng ông đã quan sát thấy sự gia tăng hành vi hung hăng và đối đầu ở trẻ em trong những năm gần đây. Ông lưu ý rằng nhiều ứng dụng và trò chơi mà trẻ em sử dụng được “thiết kế để kích thích các vùng não tìm kiếm khoái cảm, nơi tiết ra dopamine, một chất dẫn truyền khoái cảm liên quan đến tất cả các hành vi gây nghiện”. Ông mô tả điều này “giống như trẻ em mang theo một dòng dopamine không bao giờ cạn, và khi thiết bị bị lấy đi, chúng sẽ suy sụp và có phản ứng cai nghiện, thường biểu hiện bằng sự tức giận và hung hăng”.
Các bé gái bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc, trong khi các bé trai có xu hướng nghiện nhiều hơn.
Các nghiên cứu cho thấy các bé gái có nhiều khả năng gặp vấn đề về cảm xúc do sử dụng màn hình quá nhiều, trong khi các bé trai có nhiều khả năng tăng thời gian sử dụng màn hình khi phải đối mặt với áp lực xã hội.
Trẻ lớn hơn dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ màn hình hơn vì ít được giám sát và tiếp xúc với nội dung không phù hợp với lứa tuổi. “Trẻ năm tuổi có thể được cha mẹ đi cùng 60% thời gian sử dụng màn hình, nhưng trẻ tám tuổi thường sử dụng màn hình một mình”, Notell giải thích.
Ở độ tuổi lên bốn, hành vi của trẻ thường được “chấp nhận”. Dù là cơn giận dữ hay sự thiếu tập trung, cha mẹ thường bỏ qua vì cho rằng trẻ vẫn đang học cách tự điều chỉnh. Tuy nhiên, khi trẻ bước vào trường học và môi trường xã hội trở nên có tổ chức hơn, giáo viên sẽ có kỳ vọng cao hơn về khả năng điều chỉnh cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ.
Trò chơi, đặc biệt là trò chơi nhiều người chơi trực tuyến, có nguy cơ cao nhất.
“Trẻ em dành thời gian chơi game trên màn hình có nhiều khả năng gặp vấn đề hơn so với trẻ em dành thời gian xem video hoặc các loại hình màn hình khác”, Noelel nói. “Và trẻ em đang trong trạng thái căng thẳng về mặt cảm xúc có nhiều khả năng sử dụng trò chơi để trốn tránh thực tế hơn”.
Trẻ nhỏ vẫn đang học các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc và quản lý thời gian, và có thể không cưỡng lại được tính chất gây nghiện của những trò chơi này. Vasconcellos nói thêm rằng trò chơi đáp ứng trực tiếp nhu cầu tâm lý của những trẻ dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc, “những trẻ có thể bị thu hút bởi trò chơi điện tử vì chúng mang lại cảm giác thuộc về hoặc thành tựu mà chúng thiếu trong cuộc sống thực”.
Lý Ngọc theo Epoch Times
Trong xã hội ngày nay, điện thoại thông minh không chỉ chiếm dụng phần lớn…
Tháng 6, HNX ghi nhận 144 đợt phát hành trái phiếu với tổng trị giá…
Chỉ thị 20 áp lực lên ngành điện lực để giải quyết nhu cầu điện…
Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) tiết lộ dữ liệu mới nhất cho…
Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ hơn 151 tỷ đồng cho gia đình chỉ…
TAND TP. Hà Nội xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt gần 48 tỷ…