Làm sao bạn có thể nhận biết được một người có đang nói dối hay không? Hãy nhìn vào 5 hành vi này. (Ảnh: Antonio Guillem/ Shutterstock)
Có nhiều lý do khiến cho một người nói dối, nhưng dù có che đậy kỹ đến đâu thì nó đều có thể được nhìn thấy qua ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt hoặc biểu cảm của họ. Đặc biệt, các nhà tâm lý học phân tích rằng để xác định một người có đang nói dối hay không, thì chỉ cần nhìn vào “5 tín hiệu” này.
Người nói dối không thể duy trì giao tiếp bằng mắt trong thời gian dài. Khi đang nói dối, đôi mắt của họ có biểu hiện vẻ lảng tránh và bất thường. Họ không dám nhìn thẳng vào mắt người khác bởi họ sợ ai đó sẽ nhìn thấy trong mắt họ có điều gì đó kỳ lạ và sẽ tìm ra manh mối.
Tuy nhiên, nếu một người cố tình nói dối và muốn bảo vệ lời nói dối của mình bằng mọi cách, họ sẽ cố gắng nhìn thẳng vào mắt người đối thoại để tạo bầu không khí thuận lợi cho mình.
Khi mọi người nói chuyện trong hoàn cảnh bình thường, giọng điệu thường sẽ ổn định. Tuy nhiên khi một người đang nói dối, thì giọng nói sẽ thay đổi, hoặc trầm hoặc to. Âm lượng và giọng điệu bất thường này mục đích là nhằm che đậy nỗi lo lắng khi nói dối. Điều này cho thấy họ đang chột dạ.
Người nói dối rất sợ bị người khác nhìn thấu, cho nên họ sẽ rất căng thẳng và bất an, điều này khiến cách cư xử của họ trở nên mất tự nhiên. Ngoài ra họ còn cố gắng thực hiện một số động tác cường điệu để đánh lạc hướng bản thân khỏi sự lo sợ đó, và nó thường biểu hiện qua vẻ căng thẳng và bồn chồn của cơ thể.
Ngoài ra, người nói dối còn thực hiện nhiều động tác nhỏ như sờ mũi, kéo tai, vuốt tóc, liếm môi, dụi mắt, nắm hai tay… Đây đều là những biểu hiện của một người khi đang hoảng sợ và thiếu tự tin. Để xoa dịu sự bất an của bản thân và chuyển hướng sự chú ý của người khác, họ sẽ thực hiện một số động tác nhỏ như vậy.
Khi những người nói dối kể lại mọi chuyện, nó giống như việc ghi nhớ mọi thứ, thường là kể rất liền mạch và trôi chảy. Điều này là do họ đã sáng tạo trước kịch bản của mình, sau đó nhẩm đi nhẩm lại nhiều lần và ghi nhớ nó một cách khéo léo.
Để che đậy những lời nói dối, một số người cũng sẽ thăm dò người khác bằng cách sử dụng giọng điệu của người thứ ba, những câu hỏi giả định và tránh dùng ngôi thứ nhất là “tôi”, vì sợ người khác sẽ nghi ngờ.
Để lấy được lòng tin của người khác, những người nói dối sẽ hành động rất nồng hậu và thân thiện, nhằm loại bỏ sự nghi ngờ của người khác và đạt được mục tiêu của riêng mình.
Còn để che đậy sự lo lắng của mình, họ sẽ nở một nụ cười giả tạo trên môi. Kiểu cười này chúng ta có thể nhận ra bởi nó không toát ra từ sâu trong đôi mắt, nó đến nhanh và biến mất từ từ. Trong khi nụ cười thật sự thường ngắn ngủi nhưng tự nhiên, trong đôi mắt cũng đong đầy niềm vui.
Lập Minh/ Vision Times
Từ ngày 1/1/2027, chợ, cửa hàng tiện ích tại TP. Hà Nội sẽ không cung…
Âm nhạc có tác dụng dưỡng sinh độc đáo, cho nên, cổ nhân dùng nó…
Mặc dù cuộc đàn áp vẫn kéo dài 26 năm, ngày càng có nhiều người…
Ngày 8/7, một nhà hàng tôm hùm nổi tiếng ở Nam Kinh gây chấn động…
Cục Điều tra Tội phạm Mạng Quốc gia Pakistan vào thứ Năm cho biết cảnh…
Trung Quốc có đến 700 triệu camera giám sát, đứng đầu thế giới, trong đó…