Vào tháng 11/2015, một người mẹ tên là Brandie Wood ở Lakeside (California, Mỹ) đã làm một thí nghiệm nhỏ tại nhà, đối tượng là 2 cậu con trai song sinh Blaine và Rylie của mình. Từ đó cô phát hiện ra điều bất ngờ về việc những sản phẩm công nghệ bên cạnh chúng ta có thể ảnh hưởng lớn đến thế nào đối với sự tương tác trong gia đình.
Cô Brandie chia sẻ kết quả thí nghiệm lên Facebook và nhận được rất nhiều phản hồi.
Cô viết rằng: “Ngày hôm nay tôi đã làm một thí nghiệm khi quan sát các con chơi đùa. Tôi lặng lẽ ngồi trong góc phòng, ghi lại số lần các bé nhìn tôi vì các lý do các nhau. Có khi hai bé nhìn xem tôi có chú ý đến mấy trò nghịch ngợm của mình hay không, có lúc thì xem tôi có đồng ý để các bé làm gì đó hay không hoặc quan sát phản ứng của tôi”.
Cô Brandie phát hiện ra rằng trong khoảng thời gian này, hai bé nhìn về phía cô 28 lần. Nếu lúc đó mà cô đang xem điện thoại thì sẽ hoàn toàn không biết được điều này, còn sự mong chờ của các con cũng không nhận được bất cứ hồi đáp nào từ phía cô. Cô viết tiếp:
“Tôi không thể không băn khoăn rằng nếu tôi đang cầm thứ đồ công nghệ nào đó thì tôi sẽ truyền tải thông điệp gì cho các con?
Các thiên thần nhỏ của tôi sẽ có 28 lần tự hỏi liệu có phải mạng internet quan trọng hơn mình hay không, có 28 lần các con tôi không cảm nhận được sự chú ý mà đa số người lớn đều khao khát có được.
Các bé cưng của tôi có 28 lần nghĩ rằng mình rất cô đơn; các con tôi cũng sẽ xác nhận 28 lần rằng người ở trên mạng internet mới là thật sự quan trọng.
Trong một thế giới như thế này, chúng ta xem trọng cảm giác của người khác đối với mình chứ không phải xem trọng chính bản thân mình, giá trị được quyết định bởi việc chúng ta có bao nhiêu người theo dõi và thích, việc cùng người yêu thương trải qua khoảng thời gian thân thiết đã bị cô lập, bị thay thế bởi những đoạn tin nhắn của phòng bên cạnh, lúc này đây, tôi mong các bạn hãy làm một con người khác.
Hãy buông các thiết bị điện tử xuống, dành thời gian ở bên gia đình, người thân yêu. Thế hệ sau phụ thuộc vào cách chúng ta dạy các con làm người ra sao, đừng quá bận rộn với mạng xã hội, bạn sẽ không bao giờ biết được ai đang nhìn mình và chính mình truyền đi tín hiệu gì”.
Bài viết của người mẹ ở Mỹ này trong 3 ngày đã có hơn 42.000 lượt chia sẻ khiến cô rất bất ngờ: “Thật sự không ngờ lại được truyền đi rộng rãi như vậy”. Cô cũng thổ lộ tâm sự với phóng viên của tờ Huffington Post rằng:
“Tôi nghĩ rằng chúng ta nên hạn chế dùng công nghệ để cân bằng sức khỏe. Công nghệ là con dao hai lưỡi, vừa có thể giúp đỡ và cũng có thể trở thành sự cản trở. Mỗi người chúng ta đều nên tìm ra cách sử dụng để khiến bản thân cân bằng. Luôn giữ ý thức này sẽ có lợi ích to lớn. Tôi cũng rất xấu hổ khi cứ làm những người cúi đầu xem điện thoại, điều này khiến tôi nhún nhường và chú ý hơn đến cuộc sống xung quanh”.
Kinh nghiệm của cô đã nhắc nhở mọi người tầm quan trọng của sự “cân bằng” giữa việc sử dụng công nghệ và cuộc sống thực, đồng thời cũng nhắc mọi người hãy buông điện thoại xuống để thật sự ở bên cạnh những người xung quanh mình.
Thanh Trúc
Xem thêm:
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…