Đời Sống

Tại sao có người thường chảy nước miếng khi ngủ?

Nhiều người có thể nhận thấy mình thường xuyên chảy nước miếng khi ngủ mà không hiểu tại sao. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng hiện tượng này thường liên quan đến thói quen thở bằng miệng trong khi ngủ. Khi chúng ta thở qua miệng, không khí vào cơ thể có thể làm khô miệng và cổ họng, dẫn đến việc cơ thể tiết ra nhiều nước bọt hơn để bù đắp. Ngoài ra, tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác. 

Các bác sĩ cho biết việc ngủ há miệng và chảy nước dãi là kết quả của thói quen thở bằng miệng vào ban đêm. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Vì sao chúng ta lại thở bằng miệng khi ngủ?

Ngoài tình trạng khô miệng và chảy nước dãi, các dấu hiệu khác của việc thở bằng miệng vào ban đêm còn bao gồm: ngứa họng, đau họng, khàn giọng, hôi miệng, nhức đầu vào buổi sáng, quầng thâm dưới mắt và cảm giác buồn ngủ.

Charles Ebert Jr, giám đốc y tế của dịch vụ dị ứng tai mũi họng tại Trường Y thuộc Đại học Bắc Carolina, cho biết mặc dù những triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng sự xuất hiện đồng thời của nhiều triệu chứng có thể làm tăng khả năng thở bằng miệng trong khi ngủ.

Christine DeMason, trợ lý giáo sư tai mũi họng tại Trường Y, cho biết khi cơ thể đi vào giai đoạn ngủ sâu, hiện tượng thở bằng miệng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong đêm. Tuy nhiên nó thường xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn ngủ sâu, khi con người ít kiểm soát được các cơ ở đường hô hấp trên.

Nghẽn đường thở: Há miệng khi ngủ không tự động dẫn đến việc thở bằng miệng; thường thì tình trạng này xảy ra do trọng lực và nghẹt mũi, khiến cơ thể chuyển sang thở bằng miệng để cải thiện luồng không khí.

Nghẹt mũi tạm thời cũng có thể do dị ứng, cảm lạnh hoặc việc sử dụng thuốc tây. Ngoài ra, một số tình trạng nghẹt mũi có thể xuất phát từ cấu trúc của mũi, chẳng hạn như lệch vách ngăn mũi; tuy nhiên, điều này thường rất khó khắc phục.

Rối loạn nhịp thở: Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng này là do rối loạn nhịp thở khi ngủ. Mitchell Levine, phó giáo sư tai mũi họng tại Đại học Saint Louis, cho biết rối loạn nhịp thở thường xảy ra do tắc nghẽn đường thở và các quá trình sinh lý khác không hoạt động bình thường trong khi ngủ.

DeMason cho biết: “Khi nằm ngửa, bạn sẽ dễ thở bằng miệng hơn vào ban đêm. Tư thế ngủ này có thể khiến lưỡi và vòm miệng chèn ép cổ họng, từ đó làm hẹp đường thở”.

Sử dụng chất kích thích: Ebert Jr. nhấn mạnh rằng việc uống rượu trước khi đi ngủ cũng làm giãn các cơ trong đường hô hấp, khiến bạn phải há miệng để thở. Hút thuốc có thể gây viêm khoang mũi và dẫn đến các vấn đề lâu dài về thở bằng miệng.

Thở bằng miệng kéo dài vào ban đêm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Chris Winter, nhà khoa học thần kinh và chuyên gia về giấc ngủ người Mỹ, cho biết không có nhiều bằng chứng cho thấy thở bằng miệng gây ra rất nhiều tác hại. Tuy nhiên, nó có khả năng tạo ra hiệu ứng domino trong cơ thể, dẫn đến các biến chứng cụ thể theo thời gian.

Chẳng hạn, DeMason cho biết khô miệng do thiếu nước bọt có thể dẫn đến hôi miệng, sâu răng và bệnh nướu. Khi không có nước bọt để trung hòa axit trong miệng, vi khuẩn dễ dàng tấn công, từ đó có thể dẫn đến viêm, nhiễm trùng hoặc bệnh tật ở những nơi khác trong cơ thể.

Bà cũng nhấn mạnh rằng việc thở bằng miệng kéo dài sẽ làm hẹp đường thở, và chính điều này có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp thở khi ngủ, đồng thời làm trầm trọng thêm các vấn đề về giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Ngược lại, thở bằng mũi lại có nhiều lợi ích. Ebert Jr. cho biết: “Hít thở bằng mũi cho phép không khí được lọc, làm nóng và làm ẩm”. 

Hơn nữa, thở bằng mũi còn tạo ra oxit nitric, giúp kích thích hệ tim mạch và miễn dịch. Ebert Jr. giải thích rằng oxit nitric làm giãn mạch máu, từ đó tối đa hóa lượng oxy mà các cơ quan và mô có thể hấp thụ.

Nếu bạn gặp vấn đề lâu dài về thở bằng miệng vào ban đêm, các bác sĩ khuyên bạn nên điều trị sớm. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm làm sạch mũi nghẹt, thay đổi tư thế ngủ, liệu pháp cơ chức năng, đeo máy thở áp lực dương liên tục (CPAP), sử dụng dây đeo cằm, các thiết bị trị liệu bằng miệng, phẫu thuật, v.v.

DeMason cho biết những vấn đề về cấu trúc và vật cản, chẳng hạn như vách ngăn cong hoặc polyp mũi, có thể cần phải phẫu thuật.

Trúc Nhi biên dịch

Trúc Nhi

Published by
Trúc Nhi

Recent Posts

Ổ tiêu thụ lợn chết, lợn nhiễm bệnh nằm ngay tại khu chợ đông sinh viên ở Hà Nội

Kiểm tra đột xuất, lực lượng chức năng bắt giữ gần 1 tấn lợn chết,…

2 giờ ago

Cấp dịch vụ 7.000 USD/người trốn lính tại Ukraine, cha con và cảnh sát bị bắt

Một nhóm tội phạm, gồm một cặp cha con và một cảnh sát của Ukraine,…

5 giờ ago

2 hành tinh quay quanh ngôi sao như một vòng quay ngựa gỗ cổ xưa

Các nhà thiên văn học đã phát hiện rằng một hệ hành tinh từng được…

6 giờ ago

Vụ cháy xe điện ở chùa Hương Tích: 10 xe trơ khung, thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng

Vụ cháy xảy ra tại nhà để xe thuộc Công ty TNHH Thương mại và…

8 giờ ago

“Hố tử thần” trên Quốc lộ 12B (Phú Thọ): Hố ngập nước, 7 xe đất, sỏi đổ xuống mất hút

Sau 20 ngày xuất hiện, hố sụt lún ở xã Thượng Cốc, tỉnh Phú Thọ…

8 giờ ago

Ông Trump tuyên bố sẽ đánh thuế 50% với đồng và mức thuế “rất cao” với dược phẩm

Với ý tưởng đem các ngành sản xuất cơ bản, trọng yếu về nước, ông…

8 giờ ago