Thế giới động vật có muôn vàn điều kỳ thú. Dưới đây là danh sách 10 loài chim bay cao nhất hành tinh do tờ The Mysterious World công bố. Điều đáng ngạc nhiên là đại bàng – loài chim được mệnh danh là “chúa tể bầu trời” – lại không nằm trong danh sách này.
Vậy loài nào sẽ là “thống lĩnh” chinh phục bầu trời trong thế giới loài chim?
1. Kền kền Gyps Rueppellii – độ cao tối đa: 11.277,6m Gyps rueppellii có chiều dài xấp xỉ 1m và cân nặng 7-9 kg. Sải cánh của chúng dài 2,3-2,5 m. Chúng có thể bay gần 35,5 km/giờ và có thể ở trên không nhiều giờ liền. Loài kền kền này có thể được tìm thấy trên khắp vùng Sahel của miền trung châu Phi. (Ảnh: Shutterstock) 2. Sếu cổ trắng – độ cao tối đa: 10.058,4m Sếu cổ trắng (danh pháp khoa học: Grus grus) là loài chim phổ biến nhất trong họ Sếu. Chúng sinh sống tại hầu hết các khu vực thuộc cựu lục địa Á – Âu và cả khu vực Bắc Mỹ. Loài này có chiều dài cơ thể khi trưởng thành vào khoảng 100–130 cm, sải cánh từ 1,9–2,4m và trọng lượng ước chừng từ 4,5–6 kg. (Ảnh: Shutterstock) 3. Ngỗng Ấn Độ – độ cao tối đa: 8.839,2m Ngỗng Ấn Độ hay Ngỗng đầu sọc (Anser indicus) sinh sống chủ yếu ở khu vực Trung Á. Vào mùa đông, chúng thường bay vào phía Nam để tránh rét và chuyến bay của loài này có thể đạt được độ cao gần 9.000m so với mặt nước biển. (Ảnh: Shutterstock) 4. Thiên nga lớn – độ cao tối đa: 8.229,6m Thiên nga lớn (danh pháp khoa học: Cygnus cygnus) là loài chim di cư to lớn bậc nhất trong thế giới loài chim khi chúng có trọng lượng trung bình khoảng 9,8-11,4kg (kỷ lục là 15,5kg). Loài chim này sinh sống chủ yếu ở vùng đồng cỏ ngập nước, lãnh nguyên và các hồ nước thuộc Nam lục địa Á-Âu. (Ảnh: Shutterstock) 5. Quạ Pyrrhocorax Graculus – độ cao tối đa: 8.077,2m Pyrrhocorax graculus là một loài chim họ quạ, có bộ lông màu đen bóng, mỏ vàng hoặc đỏ, mắt nâu sẫm và chân đỏ. Loài chim này có kỹ thuật bay vô cùng điêu luyện, có thể bay vòng quanh dãy Himalayas và bay tới độ cao 8.077m. (Ảnh: Shutterstock) 6. Kền kền râu – độ cao tối đa: 7.315,2m Kền kền râu (tên khoa học Gypaetus barbatus) là loài lớn nhất trong họ kền kền, sinh sống chủ yếu ở các dãy núi đá thuộc khu vực Nam Âu. Kền kền râu có kích thước rất lớn, với chiều dài trên 1,2 m và sải cánh lên đến gần 3 m. Khối lượng từ 4,5-8,0 kg. (Ảnh: Shutterstock) 7. Vịt cổ xanh – độ cao tối đa: 6.400,8m Vịt cổ xanh hay le le (Anas platyrhynchos), có lẽ là loài vịt được biết đến nhất và dễ nhận ra nhất, sinh sống trên khắp các vùng ôn đới và cận nhiệt đới tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, New Zealand và Úc. Chúng có thể bay cao tới 6.400m so với mặt nước biển. (Ảnh: Shutterstock) 8. Chim Limosa Lapponica – độ cao tối đa: 6.096m Limosa Lapponica sinh sống chủ yếu Alaska, Siberia, Đông Australia và New Zealand. Cuộc di cư của loài chim này là chuyến bay không ngừng dài nhất trong các loài chim khi nó kéo dài 7-8 ngày, trải qua chặng đường 11.000km. Trong chuyến di cư dài này, chúng có thể bay cao tới 6.100m so với mặt nước biển. (Ảnh: Shutterstock) 9. Hạc trắng – độ cao tối đa: 4.876,8m Hạc trắng phân bố rộng rãi trên khắp châu Âu và miền trung Tây Á. Với sải cánh dài 2,3m, chúng thường có những chuyến di cư về vùng nhiệt đới ở châu Phi trước khi mùa đông đến. Trong chuyến di cư này, hàng ngàn con hạc trắng có thể bay cao tới 4.900m so với mặt nước biển. (Ảnh: Shutterstock) 10. Thần ưng Andes – độ cao tối đa: 4.572m Kền kền khoang cổ, hay thần ưng Andes, là loài chim bay được lớn nhất thế giới và được coi là chúa tể bầu trời ở Nam Mỹ. Loài này phân bố trong dãy Andes, Nam Mỹ. Môi trường sống của thần ưng Andes chủ yếu ở những đồng cỏ thoáng và núi cao lên đến 5.000m. (Ảnh: Shutterstock) Thanh Vân
Xem thêm: