“Người sáng lập một trường học đã ngoài 80 tuổi và sức khỏe yếu nhận được cuốn sách ‘Pháp Luân Công’, một bông hoa sen, và được xem bức ảnh trẻ em học Pháp Luân Đại Pháp tại trường học, mắt ông sáng lên. Ông nói: ‘Trong hơi thở cuối cùng, tôi sẽ ghi nhớ Chân-Thiện-Nhẫn’.”
Đoạn văn trên được viết trên kênh truyền thông Ấn Độ First Uttar Pradesh ngày 10/6/2023, với tựa đề “Món quà tinh thần của một phụ nữ Đức cho các trường học ở vùng Đông Bắc”.
Bài báo này đưa tin về học viên Pháp Luân Công Christiane Teich, người đã tổ chức hơn 40 lớp tập Pháp Luân Công ở Tripura, Ấn Độ từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 7/2022.
Bà Christiane Teich sinh ra ở Đức. Đến nay bà đã phổ biến Pháp Luân Công tới hơn 60 trường học ở Ấn Độ và được chào đón ở bất cứ nơi nào bà tới.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được phổ truyền ở Trung Quốc Đại Lục vào năm 1992, tới nay đã được chào đón rộng rãi tại hơn 100 quốc gia và khu vực.
Pháp môn này hướng dẫn mọi người tu luyện theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn”, và dạy 5 bài công pháp có tác dụng kỳ diệu trong việc trừ bệnh khỏe người, khiến phần lớn học viên đều được thụ ích.
Bà Christiane đã trải qua một cuộc đời như thế nào? Vì sao bà lại dành nhiều công sức như vậy để truyền bá Pháp Luân Công?
Christiane sinh ra ở Đức và yêu thiên nhiên từ nhỏ, bà lớn lên với nhiều câu hỏi về cuộc sống.
Năm 21 tuổi, lần đầu tiên bà đến Ấn Độ khoảng vài tháng để học nghệ thuật và điêu khắc. Vì không có tiền nên nhiều khi bà phải ngủ ở trang trại, hay trong rừng.
Tuy nhiên, bà khao khát được tìm hiểu thế giới, và đã đi qua nhiều nước như Anh, Ireland, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan.
Sau đó, bà đến Châu Phi và giúp xây dựng trường học, nhà ở cho trẻ em với tư cách là một nhân viên xã hội.
Trong nạn đói ở Ethiopia năm 1985, là một nhân viên cứu hộ tình nguyện, bà Christiane đã trải qua nỗi đau cận kề cái chết. Câu hỏi của bà lại nảy sinh một cách tự nhiên, vì sao con người phải chịu nhiều đau khổ đến vậy?
Sau khi sống ở Châu Phi 7 năm, bà đến Nam Mỹ sống 6 năm với tư cách là một nhân viên xã hội.
Một ngày nọ, ở Brazil, bà nhìn thấy một tờ rơi giới thiệu về bang Ladekh ở cực bắc của Ấn Độ, nổi tiếng với phong cảnh đẹp và văn hóa, nằm ở khu vực cao nguyên của Ấn Độ, ở độ cao 3.500m, giữa dãy Himalaya và dãy núi Côn Lôn, giáp với Tây Tạng.
Bà lại đến Ấn Độ sống vài năm. Trong thời gian đó, bà gặp người chồng hiện giờ của mình và định cư ở Sarnath. Vì thành phố này vô cùng nóng nực, nên mùa hè hàng năm bà lại chuyển đến sống ở Ladekh vài tháng.
Tháng 8/2002, bà nhìn thấy 2 học viên Pháp Luân Công, một người Mỹ gốc Hoa và một người Tây Tạng tại địa phương đang biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công trong Ngày Phụ nữ hàng năm ở thị trấn Leh, bang Ladekh. Bà bắt đầu tập các bài công pháp vào ngày hôm sau.
Bà Christiane đã đi vòng quanh thế giới trong 30 năm, đến thăm 55 quốc gia và tiếp xúc với nhiều công pháp khác nhau, nên bà không dễ dàng tin vào bất cứ điều gì. Bà nói: “Phải mất vài năm tôi mới thực sự trở thành một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.”
“Trong lòng tôi đầy nghi ngờ và vô số câu hỏi. Mãi một thời gian dài sau đó, tôi mới nhận ra rằng cuối cùng tôi đã đắc Đại Pháp và bắt đầu tu luyện chính là định mệnh.”
“Nỗi đau sẽ không kết thúc trên thế giới này, nhưng tôi đã tìm ra cách. ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ đã ăn sâu vào trái tim tôi, đây là điều chúng ta cần trong cuộc sống.”
“Phương pháp tu luyện này đã thay đổi tôi hoàn toàn. Tôi từng là một bệnh nhân mắc nhiều bệnh. Sau khi tu luyện, sức khỏe của tôi đã cải thiện rất nhiều.”
Vì vậy, bà muốn chia sẻ món quà quý giá này với mọi người.
Đối với bà Christiane, Dalark là một nơi tuyệt vời, với bầu không khí mát mẻ, thời tiết trong lành và mùa hè khô ráo, dễ chịu, hoàn toàn trái ngược với Sarnath, nơi bà sống. Sau khi biết tới Pháp Luân Công ở Dalark, mùa hè hàng năm bà đều tới đó truyền bá các bài công pháp.
Bà được trường học tại địa phương mời dạy các bài công pháp của Pháp Luân Công cho học sinh. Sau khi học các bài công pháp, những đứa trẻ trở nên bình tĩnh và tập trung hơn, cơ thể và tâm trí của chúng trở nên khỏe mạnh, và mối quan hệ của chúng với cha mẹ cũng được cải thiện.
Ngoài việc dạy các bài công pháp ở trường, bà Christiane còn muốn nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công tàn bạo của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ đã phát động một cuộc bức hại chưa từng có đối với học viên Pháp Luân Công, môn tu luyện theo “Chân Thiện Nhẫn”. Vô số học viên đã bị bắt cóc, bị bỏ tù, tra tấn, thậm chí bị mổ cướp nội tạng.
Vào năm 2008 và 2009, bà Christiane bắt đầu phát tờ rơi, áp phích và tài liệu giảng chân tướng cho cư dân Dalark. Họ rất vui khi truyền bá tài liệu.
Năm 2010, bà đến một trường học Tây Tạng ở Dalark, các em nhỏ rất thích học Pháp Luân Công. Bà nói: “Rất nhiều tài liệu đã được trưng bày trong thư viện trường trong nhiều năm. Chúng rất bổ ích.”
Riêng trong năm 2013, bà Christiane đã gửi hơn 220 pound tài liệu đến Dalark.
Ngày 13/7/2017, bà Christiane đã tổ chức một cuộc triển lãm ảnh về sự thật Pháp Luân Công ở Leh, thủ phủ của bang Ladekh, và đưa ra một mẫu đơn thỉnh nguyện phản đối nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ.
“Người dân địa phương ở Ladekh đã thể hiện sự quan tâm lớn đối với Pháp Luân Đại Pháp, và bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.”
Bà Christiane nói: “Họ đưa ra nhiều ý tưởng và gợi ý, chẳng hạn như tôi có thể làm gì, gặp ai, ở đâu, đến trường nào, v.v. Tôi cũng có cơ hội dán rất nhiều áp phích và những lời giới thiệu ngắn gọn để truyền bá vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ.”
Trong những giọt nước mắt vui mừng, Christiane kể, một lần bà đến Dalark muộn hơn thường lệ, mọi người nhìn thấy bà và hỏi: “Cô đã ở đâu vậy? Vì sao cô không đến?”
Bà Christiane đã sống ở Ladekh, nơi có nhiều người biết về Pháp Luân Đại Pháp, trong nhiều năm. Bà nói: “Tôi quyết định đi đến những nơi xa hơn: Như các bang vùng Đông Bắc, Himachal Pradesh, Uttarakhand, tất cả các trường học lớn của Tây Tạng ở Ấn Độ, thành phố Darjeeling ở bang Tây Bengal, bang Sikkim, quần đảo Andaman…”
Từ cuối tháng 4 – 7/2022, bà Christiane đến Tripura, bang xa xôi nhất của Ấn Độ. Đây cũng chính là chuyến đi được kênh truyền thông Ấn Độ First Uttar Pradesh đề cập ở đầu bài viết.
Đó là một bang đồi núi giáp với Nepal có mưa liên tục và giao thông kém. Có nhiều nền văn hóa bộ lạc và các nhóm tôn giáo khác nhau ở đó, mọi người không biết về Pháp Luân Công và cuộc bức hại của ĐCSTQ.
Ngày 21/4, bà Christiane đi tàu hơn 30 tiếng đến Agartala, thủ phủ bang Tripura. Bà mang theo rất nhiều tài liệu được chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm “Chuyển Pháp Luân” (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) bằng tiếng Bengal, tiếng Hindi, tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, cũng như những tờ rơi nói sự thật (chân tướng) về Pháp Luân Công, lịch treo tường chân tướng, thẻ sách đánh dấu trang, và hoa sen thủ công…
Những người ở đó tốt bụng và nhiệt tình. Bà Christiane gặp một người chủ nhà tốt bụng, sau đó gặp nhiều người khác. Sau khi được giới thiệu và giúp đỡ, bà đã đến trường học hướng dẫn các bài công pháp của Pháp Luân Công, và thành lập một điểm luyện công tập thể vào buổi sáng tại Agartala.
Christiane đã cố gắng đến một trường Phật giáo ở cực nam của bang Tripura, cái tên mà bà đã thuộc lòng nhiều năm trước.
Bà cũng đến một trường Phật giáo khác, và được đưa đến một ngôi chùa xa hơn, một trường cao đẳng Phật giáo. Bà đã hướng dẫn các bài công pháp cho học sinh và trẻ em nội trú ở đó.
Bà Christiane đã tổ chức hơn 40 lớp dạy Pháp Luân Công ở 17 địa điểm, 15 trường học, 1 trường đại học và 1 ngôi chùa ở bang Tripura. Sau khi lớp học kết thúc, bà nhận được rất nhiều thư cảm ơn.
Một giáo viên đã nhắn tin: “Tôi hy vọng cô có thể tìm được nhiều nơi hơn ở Tripura để truyền rộng Pháp Luân Đại Pháp, chúc may mắn!”
Trong thư, một hiệu trưởng đã chân thành cảm ơn bà vì đã tổ chức 3 lớp dạy công Pháp Luân Công tại trường của ông từ ngày 15 – 17/5/2022.
Ông viết trong thư: “Cô ấy dường như là một thiên sứ của Chúa, người đã đến gieo hạt giống chân lý và nói với chúng tôi nguyên lý ‘Chân, Thiện, Nhẫn’. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng trong thế giới đầy áp lực, căng thẳng và bạo lực này, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thực hành ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ có thể giúp trẻ em hình thành thái độ tích cực và trở thành một người tốt.”
Từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 8/2022, bà Christiane đến Darjeeling dưới chân dãy Himalaya để giới thiệu Pháp Luân Công và mang sự thật đến 11 trường học. Trường nào cũng gửi thư cảm ơn bà.
Bà vẫn nhớ rằng trong 2 tháng đó, những tiếng hô vang “Pháp Luân Đại Pháp hảo” đã vang lên vô số lần ở 11 trường học trong khu vực Darjeeling. Âm thanh vang vọng dưới chân dãy Himalaya.
Ngày 7/7/2022, bà đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp với một hiệu trưởng là nữ tu tại Trường trung học nữ sinh cấp III Sonada Holy Cross. Hiệu trưởng đã sắp xếp để bà giới thiệu Pháp Luân Công cho các học sinh lớp 11 và 12.
Hiệu trưởng viết trong thư cảm ơn rằng: “Các giá trị ‘Chân Thiện Nhẫn’ mà cô ấy giới thiệu đặc biệt có thể áp dụng trong thế giới ngày nay. 5 bài công pháp nhẹ nhàng và hiệu quả rất hữu ích cho học sinh, và sẽ giúp các em hình thành thái độ tích cực.” “Chúng tôi rất biết ơn sự kiên nhẫn và cống hiến của cô ấy. Chúng tôi chúc cô ấy luôn thành công trong tương lai và trong công việc.”
Ngày 10/7, bà Christiane đã dạy các bài công pháp cho tất cả học sinh tại trường Tu viện Tây Tạng OKC, trong đó có nhiều người Nepal.
Mọi người cảm ơn bà Christiane vì đã hướng dẫn họ học “bài tập cải thiện sức khỏe thể chất và tăng cường năng lượng rất hiệu quả này. Những giá trị mà cô ấy nhấn mạnh đều rất hữu ích đối với tất cả những người tham gia.”
Ngày 11/8, bà Christiane đến một trường học Tây Tạng gần Sonada để thuyết trình, và tất cả học sinh Tây Tạng đều tham gia.
Người phụ trách của trường đã viết trong thư cảm ơn rằng: “Hiện nay, ĐCSTQ vẫn đang bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Điều rất quan trọng là con cái chúng ta phải biết rằng ĐCSTQ không chỉ bức hại người Tây Tạng, mà còn bức hại người Trung Quốc thuộc các nhóm dân tộc khác. Đây là một chủ đề hoàn toàn mới đối với trường học của chúng tôi. Nó mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho trẻ em, và cho phép chúng hiểu rõ hơn về thể chế của ĐCSTQ.”
Năm 2023, bà Christiane đến Mirik, một thị trấn nhỏ nằm trên dãy Himalaya thuộc quận Darjeeling của bang Tây Bengal. Mới đây, bà đã ở đó 1 tháng và tổ chức 24 buổi thuyết trình, mang vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp đến 13 trường học ở vùng sâu vùng xa này.
Bất cứ khi nào giáo viên và học sinh của trường nhìn thấy bà Christiane trên đường phố ở Mirik, họ thường hét lên: “Pháp Luân Đại Pháp” và “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.
Khi bà đưa một thẻ sách Pháp Luân Đại Pháp cho một cô gái đang đi xe buýt về nhà sau giờ học, cô gái nói với bà: “Bà là một người rất đáng mến.”
Mọi người cũng thường hỏi bà: “Khi nào bà quay lại?”
Bà Christiane nói: “Một số người thực sự có cảm giác được đoàn tụ sau một thời gian dài. Đôi khi, không thể nghi ngờ cảm giác đó và có sự tương tác lẫn nhau, một mối liên hệ sâu sắc và không thể phá vỡ.”
Trường Green Lawn ở Mirik còn đặc biệt trao chứng chỉ cho bà Christiane. Trong thư, hiệu trưởng viết: “Thật đáng ngưỡng mộ khi cô giới thiệu các giá trị ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ cho học sinh tiểu học của chúng tôi. Tôi rất vui khi thấy một chương trình như vậy mang lại sự nhiệt tình và phấn khích cho học sinh của chúng tôi. Các bạn học sinh không chỉ hiểu được tầm quan trọng của những giá trị này, mà còn học cách áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày.”
Các bài viết tham khảo:
First Uttar Pradesh: “Món quà tinh thần của một phụ nữ Đức cho các trường học vùng Đông Bắc”,
The Epochtimes: “Hành trình tâm linh đến Ladekh, Ấn Độ”,
NTD Ấn Độ: “Bí quyết sống hạnh phúc, hòa thuận của một phụ nữ Đức”
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…