Giáo sư San Thang là một trong những nhà Hoá học được kính trọng nhất của nước Úc, từng một lần được đề cử giải Nobel Hoá học. Cách đây 40 năm, một quyết định trong tích tắc khi đang sống trong một trại tị nạn ở Malaysia đã thay đổi cuộc đời ông vĩnh viễn.
Năm 1979, ông San Thang, khi đó 25 tuổi đã trải qua bốn ngày ba đêm chen chúc trên một chiếc tàu đánh cá với hàng trăm người tị nạn khác rời khỏi Việt Nam.
Vào đêm thứ ba, chiếc tàu bị cướp biển Thái Lan tấn công. Chúng làm hỏng thân tàu và cướp đi tất cả đồ vật có giá trị của hành khách.
Sau một đêm gian khổ tát nước đọng ở khoang dưới, cuối cùng chiếc tàu cập vào một hòn đảo nhỏ của Malaysia.
409 hành khách được chuyển tới một trại tị nạn ở đảo Bidong. Ông Thang nhớ lại khi ông làm tình nguyện giúp đỡ công phiên dịch và đăng kí những người tị nạn trong thời gian ở trong trại, một quan chức di dân từ Úc đã hỏi ông “San, ông có mười giây để nói với tôi liệu ông có muốn đến Úc không?”
Bốn thập kỷ sau, Giáo sư Thang nói với hãng tin SBS tiếng Trung rằng đến Úc là “quyết định đúng đắn nhất ông từng làm”. Ông tới Brisbain vào ngày 17/10/1979.
Bố mẹ giáo sư Thang di cư từ Trung Quốc đến Việt Nam vào những năm 1930, ông lớn lên ở Việt Nam, khi đó bị chia cắt bởi chiến tranh và những bất đồng tư tưởng. Cảm thấy những mối nguy rình rập, ông mất hy vọng vào một tương tại đất nước quê hương và quyết định trốn chạy.
Một chỗ trên chiếc tàu chở ông và hàng trăm người tị nạn khác có giá 250g vàng, số tiền anh trai đưa ông để trang trải cho hành trình. Chiếc tàu chỉ có kích thước vỏn vẹn 19×3,5m cho hơn 400 “hành khách.”
Sau khi đến Úc, ông San Thang làm công nhân, sau đó tiếp tục học lên Tiến sĩ, theo đuổi ước mơ trở thành một nhà khoa học.
Năm 1980, ông Thang được nhận làm trợ lý nghiên cứu cho hiệu phó trường đại học Grinffith. Điều này đã cho ông cơ hội hoàn thành bằng Cử nhân danh dự về Hoá học và bằng Tiến sĩ Hoá hữu cơ.
Năm 1986, ông vào làm cho CSIRO, Viện nghiên cứu khoa học của chính phủ liên bang.
Năm 2014, nhóm 3 nhà khoa học của CSIRO gồm Ezio Rizzardo, Graeme Moad và ông San Thang, khi đó đã 60 tuổi, được ứng cử cho giải Nobel Hoá học.
Ba nhà khoa học đã cùng phát triển quy trình hoá dầu chuỗi chuyển đổi phân mảnh cộng tính (RAFT).
Nghiên cứu công nghệ RAFT được cho là tiên tiến nhất trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, một tháng sau công bố này, ông được thông báo rằng công việc của ông tại CSIRO bị chấm dứt do tổ chức phải cắt giảm nhiều nhân lực.
Ông Thang nói ông đã cản thấy bình tĩnh với quyết định chỉ sau một ngày.
“Cuộc đời có nhiều thăng trầm. Mỗi người nên biết cách để nó qua đi,” ông nói.
“Chúng ta cần nhìn về phía trước, để đặt mục tiêu cho cuộc sống của chúng ta. Với nghiên cứu của tôi, tôi cảm thấy mỗi ngày trong đời đều mới mẻ và duy nhất, vì vậy tôi có thể buông bỏ những thứ khác.”
Tin ông bị sa thải khi đang được đề cử giải Nobel nhận được sự quan tâm rộng rãi của giới truyền thông, nhưng Tiến sĩ Thang vẫn cho rằng đó không phải là điều gì quá to tát.
Sau đó Giáo sư Thang nhận được lời mời làm Giáo sư Hoá học tại Đại học Monash.
Hiện ông là giáo sư danh dự làm việc tự nguyện với CSIRO.
Một trong những ghi nhận đối với ông là được bầu là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Úc vào năm 2015.
Tháng 6/2018, Giáo sư Thang được tặng thưởng Huân chương của Úc công nhận “sự phục vụ xuất sắc của ông cho khoa học và cho giáo dục đại học, đặc biệt trong lĩnh vực hoá dầu và khoa học vật liệu”.
Ông Thang là một người Thiên Chúa giáo, mọi người thường xuyên thấy ông rửa bát đĩa trong gian bếp nhà thờ. Khi được hỏi ý kiến về khoa học và tôn giáo, ông nói: “Tôi không phát minh ra điều gì, tôi chỉ phát hiện lại chúng.”
Xuân Lan (theo SBS)
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…