Qua nhiều thế kỷ, người cổ đại trên khắp thế giới đã xây dựng những công trình khó tin trên các vách đá. Một số người là vì muốn gần thiên thượng hơn và muốn sống ở một nơi trang nghiêm, có những người lại vì muốn tìm một nơi an toàn và phòng thủ tốt để tránh kẻ địch, cũng có người muốn tìm nơi an nghỉ cuối cùng.
Những công trình ấn tượng này gồm có các tu viện chênh vênh trên các vách đá, tượng Phật khổng lồ, ngôi mộ trên vách đá, và thậm chí là cả một ngôi làng được tạo thành bằng cách đẽo đục sâu vào vách đá.
Hằng Sơn ở tỉnh Sơn Tây là một trong 5 ngọn núi lớn của Trung Quốc. Ở đây có chùa Huyền Không nổi tiếng được xây trên vách đá. Ngôi chùa được dùng cho cả 3 tôn giáo là Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo, cả 3 tôn giáo đều cùng tồn tại hài hòa với nhau trong ngôi chùa và giúp những người lữ hành có chỗ nghỉ ngơi.
Chùa Huyền Không được xây vào năm 491 sau Công Nguyên vào cuối thời Bắc Ngụy. Tương truyền ngồi chùa được khởi công xây dựng chỉ bởi một hòa thượng tên là Liễu Nhiên, sau này ông nhận được sự giúp đỡ thêm từ một số đạo sĩ. Đây là địa điểm lý tưởng cho những ai muốn học thiền để tĩnh tâm vì tiếng ồn không thể lên tới độ cao như vậy. Ngoài ra chiều cao này cũng giúp ngôi chùa tránh được các trân lụt. Chùa Huyền Không còn tránh được mưa, tuyết và nắng mặt trời nhờ có đỉnh núi nhô ra che giúp. Nhờ đó ngôi chùa có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ.
Để chống đỡ cho ngôi chùa, trước tiên người ta phải khoan sâu vào 1 bên của vách đá, sau đó cắm các cọc gỗ vào trong đá để làm cột đỡ. Ngôi chùa được xây trên những cọc gỗ này, và dựa thêm vào vách đá phía sau. Trong các thế kỷ tiếp theo sau khi xây dựng, ngôi chùa được mở rộng dần ra và năm 1900 thời nhà Thanh nó cũng lại được trùng tu một lần nữa.
Tu viện Sumela là một trong những tu viện cổ và mang ý nghĩa lịch sử to lớn trong thế giới Cơ đốc giáo. Không có ghi chép cụ thể ai đã xây tu viện này vào thời gian nào, nhưng người ta ước lượng những người dân địa phương đã xây dựng tu viện vào khoảng 1000 năm trước để tránh bị kẻ thù tấn công. Công trình kiến trúc công phu này của Thổ Nhĩ Kỳ được xây trên vách đá dốc, phía dưới có khu rừng Trabzon bao quanh. Trải qua nhiều thế kỷ, Sumela đã phát triển và trở thành một địa điểm quan trọng không chỉ cho các tu sĩ mà còn cho cả những người hành hương. Tu viện này đổi chủ nhiều lần trước đây nhưng cuối cùng đến năm 1923 thì bị bỏ không.
Công trình này trông như là được dính vào vách núi vậy. Nó có một lối vào đi qua cầu thang dài và hẹp, ở phía trên nóc có một cái kênh dẫn nước lớn được đỡ bởi rất nhiều mái vòm. Hiện nay kênh dẫn nước này đã được phục hồi gần như hoàn toàn. Tòa nhà chính của tu viện là nhà thờ Rock, các phòng thờ tụng, bếp, phòng học, 1 phòng khách, thư viện và một nguồn nước lấy từ suối trên núi – điều mà người Hy Lạp rất kính ngưỡng.
>> Tại sao vương quốc Babylon bị hủy diệt?
Có một truyền thuyết nói rằng hai thầy tu đến từ Athen là thánh Barnabas và cháu trai của ông là thánh Sophronios, đã nhìn thấy hình ảnh của đức mẹ trong một cái hang (mà bây giờ là nhà thờ Rock) và quyết định xây tu viện ở địa điểm đó vào năm 386. Tuy vậy, nhiều nhà sử học bảo lưu ý kiến cho rằng tu viện đã có trước đó từ lâu.
Paro Taktsang nằm trên dãy núi Himalaya, khu vực thuộc Bhutan. Đây là một trong những nơi hành hương được tôn kính nhất, với những câu chuyện huyền thoại và truyền thuyết kỳ lạ. Tu viện này được xây dựng vào cuối thế kỷ 17, đã đứng vững trước thử thách của thời gian cho tới một vài năm trước, khi nó gần như bị phá hủy bởi hỏa hoạn.
Ngày nay, đây được coi là một trong những địa điểm thiêng liêng nhất, một biểu tượng văn hóa ở Bhutan, chỉ mở mỗi năm một lần khi có buổi lễ đặc biệt. Thời cổ tu viện cũng có các nhà sư cư ngụ, khi đến đây họ thường ở ít nhất 3 năm và ít khi rời đi.
Tên gọi “Taktsang” có nghĩa là hang hổ, tên gọi này bắt nguồn từ việc người dân địa phương từng thấy có con hổ cái ngụ trong một cái hang ở đây. Tu viện Paro Taktsang được khởi công xây dựng vào năm 1692 bởi Gyalse Tenzin Rabgye, lãnh đạo của Bhutan vào thời điểm đó. Người ta tin rằng ông là hóa thân của Rinpoche (một người trong hoàng tộc Brahmin, người đã truyền bá Mật Tông ra khắp Bhutan và Tây Tạng vào những năm 700) và là người đặt những hòn đá đầu tiên trong tu viện. Theo truyền thuyết khi tu viện được xây dựng, nó được neo vào vách đá bởi tóc của những tiên nữ gọi là khandroma.
Tu viện Paro Taktsang có bốn điện chính và các nhà tạm trú. Mỗi tòa nhà đều có ban công nhìn ra thung lũng Paro bên dưới. Các tòa nhà được kết nối với nhau bằng cầu thang đá và một số cầu bằng gỗ. Có tất cả 8 hang động, trong đó 4 hang là khá dễ vào. Có một lối đi hẹp để vào hang động chính, trong đó có mười hai bức tranh Bồ Tát được thắp sáng bằng đèn ly.
Mesa Verde là một thánh địa phủ đầy cây xanh. Nằm ở phía tây nam Colorado gần khu vực Four Corners, mảng nhô địa chất này từng là nơi cư ngụ của người Puebloans cổ (tổ tiên của người da đỏ bản địa). Trong tiếng Tây Ban Nha, Mesa Verde có nghĩa là “cái bàn màu xanh lá”, có thể vì khu vực được che phủ bởi cây bách xù và cây Tùng Mexico, chúng thực sự cung cấp nơi trú ngụ để tránh sự khắc nghiệt và khô cạn của sa mạc bên dưới.
Ở đây có những ngôi nhà trên vách đá ngoạn mục nhất Bắc Mỹ, bao gồm Cliff Palace (Cung điện trên vách đá) và Spruce Tree House (Ngôi nhà cây vân sam). Cliff Palace có người ở vào khoảng từ năm 1190 đến 1300. Nó có khoảng 220 phòng và 23 phòng cầu nguyện tròn dưới lòng đất, là nơi trú ngụ lớn nhất trên vách đá ở Tây Nam Hoa Kỳ. Loại căn căn hộ đá cổ đại này còn gọi là Pueblo, nó cũng bao gồm cả một tháp tròn và tháp vuông 4 tầng, từ đây các nhà thiên văn cổ có thể quan sát vũ trụ.
Khu quần thể Hang Kizil ở quận Bái Thành, Tân Cương được coi là quần thể hang động lớn nhất Trung Quốc. Khu hang động này được cho là được phát triển vào khoảng từ giữa thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 8. Ở đây có 236 ngôi đền, vốn là những hang động nhân tạo trên các vách đá, trải dài 2 km (1,2 dặm). Trong số này, khoảng 135 hang vẫn còn nguyên vẹn.
Các hang động ở Kizil có thể được chia thành hai loại chính: các tu viện đơn giản không được trang trí, và những phòng thờ được trang hoàng lộng lẫy với tranh treo tường và các tác phẩm điêu khắc. Những bức tranh tường này bao gồm các chủ đề tâm linh như nghiệp báo, cũng như các hình ảnh thế tục của cuộc sống hàng ngày như canh tác, săn bắn, và chơi nhạc. Hầu hết các bức tranh đều không bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc.
Chỉ có hai trong số các hang động tại Kizil mang theo các yếu tố của nhà Đường ở Trung Quốc. Ngược lại, các yếu tố Graeco-Ấn Độ (Gandharan) và Sassanian (Iran) xuất hiện ở đây nhiều hơn. Người ta cho rằng sự xuất hiện của các phong cách nghệ thuật đến từ phía Tây này là do các du khách phương Tây đi dọc theo con đường Tơ Lụa rồi qua Tân Cương để đến Trung Quốc.
Cách thành phố Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc không xa, có một tượng Phật ngồi khổng lồ ở Lạc Sơn. Bức tượng khổng lồ này được điêu khắc vào sườn núi Lăng Vân vào khoảng thời gian từ năm 713-803, được coi là tượng Phật bằng đá lớn nhất trên thế giới, là bức tượng cao nhất thời tiền hiện đại. Điểm du lịch này thu hút hàng triệu người mỗi năm, tính cả những người hành hương Phật giáo, khiến nó trở thành một điểm đến thiêng liêng và một kỳ quan thế giới.
Tượng Phật khổng lồ ở Lạc Sơn (còn gọi là Đại Phật) nằm ở khu vực giao nhau của ba con sông: sông Mân, sông Thanh Y và sông Đại Độ. Tượng Phật này có con sông chảy dưới chân và đối diện với Núi Nga Mi linh thiêng. Bức tượng mang hình ảnh một vị Phật lớn đang mỉm cười, ngồi đặt tay trên đầu gối, với đôi mắt trầm lắng nhìn qua sông. Bức tượng được cho là Phật Di Lặc, một vị Phật tượng trưng cho sự sáng suốt và hạnh phúc. Việc thờ phụng Phật Di Lặc rất phổ biến vào khoảng giữa các thế kỷ thứ 4-7.
>> Lời tiên tri về thời mạt kiếp của Phật Thích Ca Mâu Ni
Bức tượng Phật không chỉ thu hút du khách vì kích thước mà còn bởi kiến trúc của nó. Toàn bộ bức tượng được làm bằng đá, ngoại trừ đôi tai được làm bằng gỗ, sau đó được dán lên bức tượng rồi phủ đất sét. Tóc của bức tượng Phật được tạo bằng những lọn xoắn rất đặc biệt, xoắn 1.021 vòng và được khéo léo gắn vào trên đầu tượng. Có một số đường thoát nước ẩn bên trong mái tóc, cổ áo, ngực, và sau tai của bức tượng Phật giúp ngăn bức tượng khỏi bị ăn mòn và bị phong hoá nhiều dù trải qua hàng thiên niên kỷ.
Năm 1928, một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển những ngọn đồi xung quanh thung lũng Utcubamba ở Peru, làm lộ ra một bức tượng đất sét cao 2,1 mét, rơi xuống từ vách đá. Các nhà nghiên cứu đã hết sức ngạc nhiên khi thấy rằng đó thực ra là một quan tài đá, và bên trong là thi thể được bọc cẩn thận trong một tấm vải. Sau khám phá này, người ta còn khám phá ra nhiều quan tài đá như vậy và đặt tên chung là ‘purunmachu’ – nơi yên nghỉ của các “Chiến binh đám mây” nổi tiếng.
“Các chiến binh đám mây”, còn được gọi là người Chachapoya, là một nền văn hoá người của người Andean sống trong rừng mây của vùng Amazonas, thuộc Peru ngày nay. Bằng chứng khảo cổ học cho thấy người ta bắt đầu định cư ở khu vực này khá sớm, ít nhất là vào khoảng năm 200 sau Công nguyên, nhưng người Inca đã xâm lược nền văn minh của họ một thời gian ngắn trước khi người Tây Ban Nha đến đây vào thế kỷ 16. Sau khi nền văn hoá của họ biến mất, những chiếc quan tài đá đã không còn được coi là thiêng liêng nữa và hầu hết đều bị những kẻ cướp xâm phạm và phá hoại để tìm kiếm báu vật bên trong. .
Tượng quan tài đá purunmachu được làm kỹ lưỡng bằng cách dùng đất sét đắp xung quanh thi thể đã được bọc kín. Sau đó nó được phủ trong hỗn hợp bùn, rơm và sơn màu trắng hoặc màu kem, rồi thêm vào các chi tiết như dây chuyền, lông vũ và mặt, tiếp theo được sơn màu vàng và đỏ. Những chiếc quan tài đá này được xếp thành hàng, đặt trên một bức tường thấp hình vòng cung, trên rìa của một vách đá cao. Purunmachu giống như một hàng lính canh bảo vệ người chết.
Lycia nằm ở khu vực các tỉnh Antalya và Muğla hiện nay, trên bờ biển phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ, và tỉnh Burdur, nằm sâu trong nội địa. Những người Lycia bị sáp nhập vào đế chế Achaemenid trong thế kỷ thứ 6. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm thú vị nhất của người Lycia là văn hoá tang lễ của họ. Chúng ta có thể tìm thấy điều ấy trong những ngôi mộ lạ thường mà họ xây dựng.
Người Lycia có nhiều loại lăng mộ, trong đó phổ biến nhất là ngôi mộ đá cắt. Được biết, người ta khoét núi đã để tạo khoảng trống đặt những ngôi mộ này từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, phân bố ở những nơi như Myra và Amasia. Lycia tin rằng một sinh vật có cánh huyền thoại sẽ đưa họ tới cuộc sống sau khi chết. Chính vì vậy mà họ chọn vị trí như thế cho các ngôi mộ.
>> 3 ngôi mộ bí ẩn nhất Trung Quốc: Không tìm thấy, không đào được, không dám đào
Các ngôi mộ thường được chạm khắc như mặt tiền ngôi nhà của người Lycia, và thường có một hoặc hai tầng, nhưng đôi khi có đến ba tầng. Ngoài ra, các ngôi mộ thường chứa nhiều hơn một người quá cố, nhiều khả năng những người này là họ hàng hoặc bạn bè với nhau. Như vậy, mối quan hệ gia đình và bè bạn dường như vẫn được duy trì ngay cả sau khi chết
Igorots là một bộ tộc bản địa sống ở Sagada, đảo Luzon, Philippines. Người Igorots có phong tục mai táng độc đáo, người chết được đặt vào quan tài rồi gắn vào vách đá. Người ta cho rằng cách làm này đã có hơn 2000 năm, mặc dù dường như không ai biết liệu có quan tài nào thực sự được 2000 tuổi không.
Khi những người cao tuổi cảm thấy họ sắp ra đi, thì họ sẽ đục khắc để tạo những chiếc quan tài này. Nếu họ quá già yếu thì con trai hoặc họ hàng sẽ làm giúp. Sau khi chết, người đó được đặt trong quan tài theo tư thế của bào thai. Họ tin rằng người ta nên rời khỏi thế gian với tư thế giống như khi họ đến. Sau khi được bọc trong chăn và buộc bằng lá mây, người ta tổ chức một đám ma đưa người quá cố tới một vách đá. Khi đến nơi chôn cất, người ta sẽ đặt người quá cố vào trong quan tài và buộc hoặc đóng đinh vào bên vách đá.
Họ cho rằng bằng cách đặt quan tài bên sườn núi, người đã khất sẽ được đưa đến gần thiên đàng hoặc đến gần linh hồn của tổ tiên. Tuy nhiên, có những lý do thực tế hơn và ít siêu hình hơn. Ví dụ, người Igorots biết rằng xác chết sẽ phân hủy hoặc nhanh chóng bị động vật ăn nếu chôn trong đất; hơn nữa, thời đó hiện tượng săn đầu người khá phổ biến, nếu chôn xác chết trong đất thì sẽ rất dễ bị chú ý.
Ẩn trong dãy núi Hyblaean của Sicily (Italy), có một nghĩa trang từ thời tiền sử được gọi là Nghĩa trang đá Pantalica, khu mộ đá lớn nhất ở Châu Âu. Khu mộ này được sử dụng vào cuối thời đại đồ đồng từ khoảng giữa thế kỷ thứ 13 và thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Đó là một quần thể các chứa hàng ngàn ngôi mộ được tạo bằng cách đục vào trong vách núi như hình ảnh ở trên.
Người ta đã phát hiện được khoảng 5.000 ngôi mộ hoặc buồng chôn cất tại khu vực này, hầu hết là được tạo thành từ các hốc cắt vào đá vôi. Các ngôi mộ có kích thước tương đối nhỏ và có hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình ê-líp. Trông chúng giống như những hang động nhân tạo.
Theo Ancient-origins.net
Thành Đô biên dịch
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…