Trái Đất đang đối mặt với ô nhiễm nghiêm trọng: đất, nước, không khí… Do đó đã có nhiều sáng kiến và phát minh được đưa ra để làm sạch môi trường và cứu lấy hành tinh xanh, cũng là ngôi nhà và cuộc sống của chính chúng ta.
Những phát minh này mang đến hy vọng rằng nếu được nhân rộng, chúng có thể mang đến những tác động to lớn, đủ để thay đổi cục diện tình hình.
Dự án Ocean Cleanup được khởi tạo bởi chàng trai tài năng 23 tuổi Boyan Slat người Hà Lan. Ý tưởng là tạo ra các tấm chắn khổng lồ nổi trên nước và đóng vai trò như những bờ biển mini. Cũng như cách rác trôi dạt lên bờ biển, lợi dụng các dòng hải lưu, các tấm chắn này sẽ thụ động gom rác lại và giữ ở đó. Cứ khoảng 1 tháng, tàu sẽ đến và lấy rác đi tái chế.
Slat hy vọng công nghệ này sẽ được triển khai rộng rãi vào năm 2020. Theo tính toán, các tấm chắn nổi sẽ thu thập khoảng 50% Vùng rác lớn trên Thái Bình Dương trong 5 năm (trước đây Slat ước tính là 42% trong 10 năm).
>> Dự án “Dọn sạch đại dương” đã sẵn sàng đưa thiết bị ra biển khơi
Kevin Kumala, người sáng lập công ty AVANI Eco, đã lo ngại rằng túi nilon sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái và ảnh hưởng đến hệ động thực vật trên vùng biển Bali, Indonesia (quê nhà của anh).
Nhưng thay vì khuyên mọi người hạn chế dùng túi nilon, Kumala đã phát minh ra loại túi tự phân hủy thân thiện với môi trường này. Nó được làm từ rễ cây sắn và tinh bột tự nhiên, ngay cả khi động vật ăn chiếc túi này thì cũng không hề gì.
Kích cỡ của chiếc máy Epson PaperLab này khá lớn, tuy vậy nó có thể tái chế giấy thừa bỏ đi ngay lập tức thành giấy mới.
Khi giấy thừa được cho vào máy, chúng sẽ được nghiền ra thành mảnh nhỏ, sau đó hệ thống hơi nước sẽ loại bỏ mực in trên giấy. Bột giấy sau đó được ép lại thành giấy mới tinh với kích cỡ và độ dày mỏng tùy chọn.
Tuy không hề nhỏ gọn nhưng chiếc máy này có thể tái chế và tạo ra 14 tấm giấy/phút, tương đương 6700 tấm trong 8 giờ làm việc!
Thùng rác thông minh này được phát minh bởi hai vận động viên lướt sóng người Úc là Andrew Turton và Pete Ceglinski.
Những thùng rác này sẽ được đặt tại các bến tàu và cảng, hút nước vào trong và tự động giữ lại các mẩu rác thải nhựa nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nó còn phù hợp với việc dọn dầu loang trên biển.
Chiếc thùng này có một ưu điểm nữa là chi phí sản xuất và bảo trì thấp, do đó hiện đang có hàng chục chiếc đang hoạt động trên thế giới và hơn 2000 chiếc được đặt hàng.
Phát minh nhỏ gọn này là để thay thế cho chai nhựa hay túi nhựa đựng nước. Lớp màng bên ngoài của bóng nước này được chiết xuất từ rong biển. Tuy nhà sáng chế không khuyến khích nhưng bạn hoàn toàn có thể ăn lớp màng này để thỏa sự tò mò, và đương nhiên bóng nước này cực kỳ thân thiện với môi trường.
Anirudh Sharma, người sáng tạo ra AIR-INK, tin rằng chúng ta có thể biến những thứ độc hại trong không khí thành điều gì đó hữu dụng – ví dụ như biến chất thải từ xe hơi thành mực viết.
Đầu tiên, một hộp mực giống như loại thường dùng trong máy in, được gắn lên ống thải xe hơi để thu thập muội cacbon. Sau đó, nhóm AIR-INK dùng một số phương pháp đặc biệt để loại bỏ thành phần độc hại, như các kim loại nặng.
Phần carbon thô còn lại sẽ tạo ra loại mực đen cao cấp cho bút viết. Một cây bút như thế này được tạo bởi khí thải của 40-50 phút chạy xe và viết y hệt như bút thường.
Nhà máy bia DB Breweries của New Zealand đã chế tạo ra chiếc máy nghiền vỏ bia thành cát này để khuyến khích tái chế vỏ bia sành. Và toàn bộ quá trình từ vỏ chai sành thành cát mịn này chỉ mất 5 giây.
Khi chai được đưa vào máy, một bánh xe với các búa thép nhỏ sẽ nghiền vụn chai bia. Sau đó một hệ thống hút sẽ lấy đi bụi silica và vỏ nhãn, để lại khoảng 200 gam bột có thể thay thế cát biển.
Những bột cát này sẽ được mang đến bãi biển để thay thế lượng cát đã bị ô nhiễm. Vậy là từ nay việc cứu các bãi biển xinh đẹp trên thế giới trở nên đơn giản hơn bao giờ hết… hãy uống nhiều bia hơn thường lệ.
Bạn có biết 8 phút mở vòi hoa sen liên tục thì sẽ tiêu tốn 20 lít nước?
Áp dụng các công nghệ trong tên lửa và các thiết bị y tế, phát minh này sẽ giúp tiết kiệm tới 70% lượng nước tắm của bạn và hoàn toàn không hề làm giảm làm trải nghiệm thư giãn so với vòi hoa sen thông thường.
Vòng giữ lon nước làm bằng nhựa có thể rất nguy hiểm khi thải ra môi trường, bởi các động vật biển có thể mắc kẹt vào chúng và không thoát ra được.
Nhà máy bia Saltwater ở Florida đã tận dụng lúa mạch còn thừa trong quá trình sản xuất bia để chế tạo các vòng giữ lon nước có thể ăn được. Gần đây sản phẩm này đã được cải tiến để có độ bền y như vỏ nilon hay vỏ nhựa, và thậm chí có phần tốt hơn.
Nhược điểm của sản phẩm này là giá thành khá cao, nhưng dù sao đi nữa đây cũng là gợi ý tuyệt vời cho các nhà sản xuất bia và nước ngọt muốn bảo vệ môi trường.
Theo Buzzworthy
Phong Trần
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…