Các gã khổng lồ công nghệ kêu gọi Chính phủ Mỹ giám sát AI

Giải pháp của những gã khổng lồ công nghệ trước mối nguy hiểm do các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) của họ gây ra là sự giám sát của chính phủ. Microsoft muốn chính phủ liên bang của Mỹ thành lập một cơ quan mới để giám sát AI.

(Ảnh: Juicy FOTO/shutterstock)

Chủ tịch Microsoft, ông Brad Smith, đã công bố một kế hoạch chi tiết để quản lý AI vào ngày 25/5. Ông nói rằng sau khi thực thi tốt hơn các luật và quy tắc hiện hành, chính phủ liên bang phải thực hiện các quy định mới, lý tưởng nhất là một cơ quan chính phủ mới thi hành.

Ông đã viết trên blog của công ty rằng cần hành động này để đảm bảo AI giúp bảo vệ nền dân chủ, thúc đẩy nhu cầu phát triển bền vững của hành tinh, và cung cấp các kỹ năng AI để thúc đẩy tăng trưởng toàn diện.

Ông Smith viết, có lẽ điều quan trọng nhất là làn sóng công nghệ AI mới mang đến cơ hội cho những suy nghĩ táo bạo và hành động táo bạo. Trong mỗi lĩnh vực, chìa khóa thành công là phát triển các sáng kiến ​​cụ thể, đưa các chính phủ, công ty được tôn trọng và các tổ chức phi chính phủ năng động đến với nhau cùng thúc đẩy những sáng kiến ​​này.

Tương tự, tuần trước Google đã phát hành sách trắng, trình bày chi tiết chương trình nghị sự về chính sách AI của mình, và nói rằng họ được khuyến khích khi thấy các quốc gia bận rộn đang ban hành những quy định mới.

Ông Kent Walker, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Google, viết rằng AI quá quan trọng, không thể không bị kiểm soát và phải có những cách kiểm soát chúng chặt chẽ.

Sau cuộc gặp với các quan chức cấp cao của chính quyền Biden, Microsoft và Google đã cởi mở hơn trong việc chấp nhận để chính phủ Hoa Kỳ đặt ra các quy tắc mới.

Đầu tháng này, Giám đốc điều hành (CEO) Microsoft, ông Satya Nadella và các giám đốc điều hành công nghệ khác, gồm CEO Google Sundar Pichai, đã gặp Tổng thống Biden, Phó Tổng thống Harris và các quan chức chính quyền cấp cao tại Nhà Trắng để thảo luận về các công cụ AI.

Sau cuộc họp, ông Brad Smith hoan nghênh các quy tắc và luật AI mới từ các nhà hoạch định chính sách ở Washington. Đồng thời, trong một bài đăng trên blog vào thứ Năm (25/5), ông cũng cho biết bản thiết kế AI mới của Microsoft là phản hồi cho cuộc họp của công ty với các quan chức Nhà Trắng.

Đầu tuần này, Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng cho biết, họ đang phát triển một “Chiến lược AI Quốc gia” mới.

Trong nỗ lực phát động công việc, văn phòng này cho biết chính quyền Biden-Harris đang nỗ lực đảm bảo cách tiếp cận thống nhất và toàn diện đối với những rủi ro và cơ hội liên quan đến AI. Bằng cách phát triển Chiến lược AI quốc gia, chính phủ liên bang sẽ cung cấp một biện pháp của toàn xã hội đối với AI.

Văn phòng cũng công bố Kế hoạch Chiến lược Nghiên cứu và Phát triển AI Quốc gia mới nhất, và nhấn mạnh mong muốn của chính phủ là chi nhiều tiền thuế hơn cho AI.

Trong khi đó, Lãnh đạo Đa số Thượng viện, ông Charles E.Schumer, đã bắt đầu quá trình tạo ra các quy tắc AI mới tại Thượng viện.

Đầu tháng này, Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã tổ chức phiên điều trần đầu tiên về các quy tắc AI mới, dưới sự làm chứng của ông Sam Altman, Giám đốc điều hành OpenAI.

OpenAI, nhà sản xuất ChatGPT – chatbot AI nổi tiếng thế giới, là người hưởng lợi lớn từ Microsoft. Đầu năm nay, Microsoft cho biết họ sẽ đầu tư hàng tỷ đô la vào đó.

Lời khai của ông Sam Altman đã gây xôn xao trên Đồi Capitol. Ông kêu gọi các nhà lập pháp điều chỉnh các hệ thống AI sau khi các đối thủ cạnh tranh với sản phẩm này mọc lên như nấm.

Ông Altman nói với các nhà lập pháp rằng sự can thiệp theo quy định của chính phủ là điều cần thiết, để giảm thiểu rủi ro của một mô hình ngày càng mạnh mẽ. Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ có thể xem xét kết hợp các yêu cầu cấp phép và thử nghiệm, để phát triển và phát hành các mô hình AI vượt quá ngưỡng khả năng.

Tại phiên điều trần, khi được yêu cầu mô tả các khả năng của AI khiến ông quan ngại, Altman đã trích dẫn các mô hình AI có thể ảnh hưởng đến hành vi và niềm tin của một người, cũng như các mô hình có thể giúp tạo ra các loại tác nhân sinh học mới.

Các nhà lập pháp đã nghe những lo ngại riêng từ các công ty công nghệ lớn về cách những công cụ AI mới đang được nước ngoài sử dụng.

Nhóm AI Google DeepMind của công ty lo ngại về việc Trung Quốc đánh cắp nghiên cứu AI và sử dụng AI cho các hoạt động gây ảnh hưởng xấu.

Theo các nguồn tin thân cận với Ủy ban Đặc biệt của Hạ viện về Trung Quốc, những lo ngại đó đã khiến công ty này phải suy nghĩ lại về cách xuất bản sản phẩm của mình.

Thông điệp của Google gửi tới các nghị sĩ tại một cuộc họp kín ở Anh vào tuần trước là các nhà lập pháp cần xem xét những quy tắc mới, để các nhà nghiên cứu khác có thể làm theo.

Tiêu Nhiên

Published by
Tiêu Nhiên

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

41 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

49 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago