Các nhà khoa học khuyến cáo không nên tiêm mũi vắc-xin COVID-19 bổ sung quá sớm

Trên thế giới, hiện có ngày càng nhiều các quốc gia rút ngắn thời gian chờ tiêm mũi vắc-xin COVID-19 bổ sung, từ 6 tháng xuống gần nhất là 3 tháng, sau khi các dữ liệu ban đầu chỉ ra rằng biến thể mới Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn so với Delta và có thể lây nhiễm cả những người đã tiêm chủng hoặc từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng việc tiêm mũi vắc-xin COVID-19 bổ sung quá sớm có thể ảnh hưởng đến mức độ bảo vệ của vắc-xin trong dài hạn.

(Ảnh minh họa: Par Jeanette Virginia Goh/Shutterstock)

Dữ liệu về biến thể Omicron hiện vẫn đang còn hạn chế. Tuy nhiên, đến nay đã có 6 nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng một liệu trình vắc-xin COVID-19 (thường là 2 mũi) là không đủ để chống lại biến thể Omicron, nhưng cho rằng một mũi bổ sung có thể tăng khả năng bảo vệ.

Đầu năm nay, nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, đã cấp phép tiêm mũi bổ sung vắc-xin COVID-19 sau 6 tháng kể từ khi hoàn tất việc tiêm đủ 2 mũi. Trong tháng 12 này, Hàn Quốc, Anh và Thái Lan đã rút ngắn thời gian chờ mũi tiêm bổ sung xuống còn 3 tháng. Bỉ quy định thời gian có thể nhận mũi tiêm bổ sung là sau 4 tháng, trong khi Pháp, Singapore, Đài Loan, Ý và Úc rút ngắn thời gian tiêm mũi bổ sung xuống còn 5 tháng. Phần Lan đề xuất thời gian chờ mũi bổ sung là 3 tháng đối với những người có nguy cơ cao mắc COVID-19. Tây Ban Nha và Litva chỉ tiêm mũi bổ sung cho những người có hệ miễn dịch suy giảm, người cao tuổi hoặc người có nguy cơ cao.

Dẫu vậy, theo các chuyên gia, việc rút ngắn thời gian chờ mũi tiêm bổ sung có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại vắc-xin có liệu trình ít nhất 2 mũi. Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y thuộc Đại học Vanderbilt (Mỹ), cho biết: “Với các loại vắc-xin nhiều liều, hệ miễn dịch cần thời gian để phản ứng tốt hơn”.

Trong khi các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêm mũi bổ sung có thể giúp tăng mức độ kháng thể trong ngắn hạn, các nhà khoa học cho rằng mục tiêu của vắc-xin là tạo ra không chỉ kháng thể mà còn cả miễn dịch không đặc hiệu qua tế bào lympho T nhằm ngăn chặn nguy cơ nhập viện. Tiến sĩ Luciano Borio, người từng là trưởng nhóm khoa học tại Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ, đã bày tỏ mối lo ngại bởi cho đến nay vẫn chưa rõ tác động của việc tiêm mũi bổ sung vắc-xin ngừa COVID-19 quá sớm đối với miễn dịch tạo ra sau khi tiêm chủng đầy đủ. Theo ông, ba tháng dường như là một khoảng thời gian rất ngắn.

Theo Reuters,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

TMĐT quý III: Bất ngờ với sự trỗi dậy của Tiki

Quý III/2024 chứng kiến sự trỗi dậy bất ngờ của sàn thương mại điện tử…

5 giờ ago

Tổng công tố Ukraine từ chức khi dân chúng bức xúc vụ bê bối trốn lính

Thiếu lính, bê bối khâu tuyển quân, nạn làm giàu nhờ chiến tranh, TT Zelensky…

6 giờ ago

Cháy chùa Phổ Quang: 27 pho tượng Phật bị thiêu rụi; thiệt hại 25 tỷ đồng

Chùa Phổ Quang có lịch sử hơn 800 năm bị thiêu rụi vào sáng ngày…

9 giờ ago

Tình báo Mỹ: Nga, Iran, Trung Quốc có thể kích động bạo lực sau bầu cử

Nga, Trung Quốc và Iran có ý định thổi bùng các câu chuyện gây bất…

12 giờ ago

Ông Tập nói với ông Putin: Thế giới hỗn loạn nhưng tình hữu nghị Trung-Nga sẽ trường tồn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng…

12 giờ ago

Quan chức Nga chỉ ra chỗ khác biệt giữa BRICS và EU

Không đòi hỏi luật lệ và ràng buộc phức tạp, BRICS sẽ hấp dẫn về…

13 giờ ago