Chip 7 nanomet của SMIC Trung Quốc bị nghi ngờ sao chép từ TSMC Đài Loan

Con chip 7 nanomet của SMIC đã bị nghi ngờ sao chép từ TSMC của Đài Loan. Ngày 22/7, ông Lâm Tu Dân, giảng viên Khoa Quản lý Kinh doanh của Đại học Soochow (Đài Loan) cho biết, sao chép đã bị nghi ngờ một cách hợp lý. Có học giả kêu gọi Chính phủ Đài Loan cần ngăn chặn, không để Trung Quốc đạt được mục đích sao chép.

(Ảnh minh họa : Ascannio / Shutterstock)

TechInsights, một công ty phân tích kỹ thuật đảo ngược, gần đây đã chỉ ra rằng SMIC bắt đầu vận chuyển và cung cấp chip Soc 7 nanomet cho công ty khai thác bitcoin MinerVa của Mỹ từ tháng 7/2021. Sau khi tháo rời và phân tích chip, những hình ảnh ban đầu của nó cho thấy gần như sao chép công nghệ 7 nanomet của TSMC. Điều này sẽ liên quan đến các vấn đề pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ.

Theo Đài Á Châu Tự Do đưa tin, ông Lâm Tu Dân (Hsiumin Lin), giảng viên Khoa Quản lý Kinh doanh tại Đại học Soochow, chỉ ra rằng SMIC đã bỏ qua 12 và 10 nanomet và chuyển thẳng từ quy trình 14 nanomet sang quy trình 7 nanomet, “lịch sử bán dẫn chưa có bước đi mạnh mẽ như thế này”.

Ông Lâm cho biết ban đầu nó có kích thước 14 nanomet, nhưng nó đã tăng gấp đôi và nhảy vọt lên 7 nanomet. Không ai biết điều gì đã xảy ra ở giữa, chỉ biết đùng một cái đưa ra rất nhiều chip 7 nanomet, thậm chí sản phẩm tạo ra tương tự như thế này. Ông lấy ví dụ, việc này giống như giáo viên đổi bài thi, học sinh không có quá trình suy diễn, mà trực tiếp viết đáp án luôn, đáp án giống y chang như học sinh có quá trình suy diễn ở bên cạnh ghi, đương nhiên điều này sẽ khiến ngoại giới nghi ngờ rằng đó là hành vi “sao chép”.

SMIC đã bị Chính phủ Mỹ trừng phạt và không thể có được công nghệ chip tiên tiến qua hệ thống in thạch bản cực tím (ASML EUV), nhưng nó vẫn sản xuất chip 7 nanomet.

Ông Lâm Tu Dân chỉ ra rằng việc sử dụng EUV trong các xưởng đúc tấm wafer có thể tiết kiệm chi phí của quy trình tiên tiến sâu ban đầu mà không cần phải phơi nhiều lần như vậy. Nếu SMIC không sử dụng công nghệ EUV để tạo ra các sản phẩm quy trình từ 7 nanomet trở xuống thì chi phí rất đắt, thậm chí cao đến mức không hiệu quả và còn ảnh hưởng đến năng suất sản phẩm.

Theo Tom’s Hardware đưa tin, SMIC đang chịu các lệnh trừng phạt nghiêm khắc từ Chính phủ Mỹ, hạn chế có được các công cụ sản xuất chip in thạch bản cực tím (EUV) tiên tiến. Tuy nhiên, SMIC rõ ràng có thể sử dụng các công cụ hiện có của mình để sản xuất chip 7 nanomet (và có thể nhỏ hơn), mặc dù với tính kinh tế và sản lượng thấp hơn lý tưởng. Báo cáo cho biết: “Những yếu tố chi phí này hầu như không phải là vấn đề đối với Trung Quốc vì nước này đang tìm kiếm sự độc lập về công nghệ khỏi các nước phương Tây bằng cách phát triển nguồn cung cấp chip sản xuất trong nước.”

Phóng viên của Epoch Times đã tìm kiếm từ khóa “SMIC” (bằng tiếng Trung) trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc như CCTV, Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, v.v, nhưng không có báo cáo nào liên quan. Với đặc điểm quảng cáo rầm rộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tiến triển đột phá của SMIC, đặc biệt là đột phá đối với các biện pháp trừng phạt của Mỹ, nhưng chỉ được các phương tiện truyền thông ủng hộ ĐCSTQ ở nước ngoài quảng bá, đây là điều rất kỳ lạ.

Ông Lâm Tu Dân cho biết, tất nhiên không loại trừ khả năng hợp tác với các chính sách của Trung ương ĐCSTQ, cho dù chi phí quá cao đến mức khó khả thi, thì bằng mọi giá vẫn sẽ sản xuất ra được. Tuy nhiên, ông nhận thấy rằng việc nhảy vọt “gấp đôi” quy trình (sản xuất chip từ 14 nanomet sang 7 nanomet) của SMIC là kín tiếng, không chỉ trang web chính thức mà ngay cả bất kỳ tài liệu chính thức nào cũng không đề cập đến quy trình 7nm.

Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật chip trị giá 52 tỷ USD với số phiếu 64 : 34 trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ vào ngày 20/7. Một điều khoản trong dự luật chỉ ra rằng các công ty bán dẫn nhận được trợ cấp từ “dự luật chip” của Mỹ được yêu cầu rõ phải cấm xây dựng hoặc mở rộng các nhà máy bán dẫn với quy trình sản xuất tiên tiến ở Trung Quốc trong 10 năm.

Trước đó, vào năm 2002 và 2006, TSMC đã kiện SMIC 2 lần vì sao chép công nghệ xử lý chip, vụ kiện kéo dài 8 năm, mãi đến năm 2009 hai bên mới đạt được hòa giải. SMIC phải bồi thường cho TSMC 200 triệu đô la Mỹ, và chia cho TSMC 8% cổ phần.

Theo Liberty Times, ông Lý Chung Hiến, giáo sư Khoa Điện tại Đại học Thành Công của Đài Loan, Trung Quốc đã phát hiện ra lỗ hổng, so với việc đàm phán thương thảo với Mỹ, thì việc lôi kéo người và ăn cắp từ Đài Loan nhanh hơn. Ông kêu gọi Chính phủ Đài Loan và các đơn vị an ninh quốc gia có các biện pháp hỗ trợ hoàn chỉnh, “việc này cũng liên quan đến an ninh quốc gia”.

Trạch Húc

Published by
Trạch Húc

Recent Posts

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

18 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

1 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

3 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago