“Con gà hay quả trứng có trước” – câu hỏi khó và gây tranh luận từ lâu nay đã có đáp án. Nhưng nó cũng mang đến câu hỏi hóc búa hơn.
“Con gà hay quả trứng có trước” là một câu hỏi thường được đề cập đến khi tranh luận về nguyên nhân và hệ quả trong nhiều ngôn ngữ. Câu hỏi đại khái là “Gà đẻ ra trứng trước, hay trứng nở ra gà trước, cái nào bắt đầu vòng luẩn quẩn này?”. Theo các triết gia cổ điển, câu hỏi của vòng luẩn quẩn nguyên nhân – hệ quả này đưa đến lý luận về sự sống và đến cả Vũ trụ.
Rất may là, tháng 7/2010, các nhà khoa học đến từ 2 trường Đại học danh tiếng Sheffield và Warwick tại Anh quốc đã đưa ra đáp án cho câu hỏi này.
Các nhà khoa học đến từ nước Anh đã tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.
Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.
Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết rằng một loại protein trong vỏ trứng gà có tên là ovocledidin-17 (OC-17) phải đóng một số vai trò nào đó trong việc hình thành vỏ trứng.
Trong báo cáo khoa học có tên “Kiểm soát cấu trúc của hạt nhân tinh thể bằng protein vỏ trứng”, các nhà khoa học đến từ Đại học Sheffield và Đại học Warwick, nước Anh cho biết họ đã sử dụng siêu máy tính HECToR mô phỏng quá trình tạo thành quả trứng. Siêu máy tính cho thấy rằng OC-17 là một thành phần quyết định tạo ra vỏ trứng. OC-17 biến canxi cacbonat thành những tinh thể canxit, nguyên liệu không thể thiếu giúp tạo nên vỏ trứng.
Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.
Theo tiến sĩ Colin Freeman, đến từ Khoa Vật liệu Kỹ thuật, thuộc Đại học Sheffield “Nhiều ý kiến cho rằng quả trứng ra đời trước, nhưng đến bây giờ chúng tôi có các bằng chứng khoa học cho thấy trong thực tế con gà sinh ra trước”.
Theo giáo sư John Harding, cũng từ khoa Vật liệu Kỹ thuật: “Hiểu được quá trình sản sinh ra vỏ trứng gà rất thú vị, nó có thể là tiền đề cho việc chế tạo ra các nguyên liệu mới theo các quy trình mới. Chúng ta đã học hỏi rất nhiều phương pháp sáng tạo trong tự nhiên để ứng dụng vào giải quyết các vấn đề trong khoa học vật liệu và công nghệ hiện nay”.
Tuy vậy, phát hiện này lại mang đến cho chúng ta câu hỏi khác, nếu không phải trứng có trước và nở ra gà, thì ai đã tạo ra con gà đầu tiên?
Theo thuyết tiến hóa, sự sống được hình thành một cách ngẫu nhiên. Các loài được hình thành nhờ tiến hóa thông qua đột biến gen và chọn lọc bởi tự nhiên. Các acid amin ngẫu nhiên hình thành từ các nguyên tố hóa học, rồi các acid amin lại ngẫu nhiên kết hợp tạo thành các protein, sau đó các protein lại ngẫu nhiên kết hợp tạo thành tế bào, tế bào ngẫu nhiên tập hợp tạo thành sinh vật đơn bào, sinh vật đơn bào tiến hóa và được chọn lọc tự nhiên thành sinh vật đa bào, thực vật, động vật bậc thấp, động vật bậc cao, vượn, người…
Như vậy, theo thuyết tiến hóa, thì con gà đầu tiên sẽ được hình thành nhờ sự đột biến gen một cách ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên từ 1 loài họ hàng của gà.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tính toán rằng, xác suất để các acid amin ngẫu nhiên tạo thành 1 loại protein là 1/10113, và xác suất để các acid amin có thể tạo thành tất cả các enzyme cần thiết cho sự sống là 1/1040.000.
Trong khi đó, theo các nhà toán học, một sự kiện có xác suất 1/1050 trong thực tế không thể xảy ra và được coi = 0. Như vậy, việc hình thành các yếu tố đầu tiên của sự sống một cách ngẫu nhiên là không thể xảy ra.
Hãy nói về sự phức tạp trong một quả trứng gà có trống (trứng được thụ tinh và có thể nở thành gà). Quả trứng đó cần phải có 15 bộ phận, gồm: 1) Vỏ trứng 2) Màng vỏ ngoài 3) Màng vỏ trong 4) Dây chằng 5) Lớp albumen mỏng ngoài 6) Lớp Albumen dày 7) Màng noãn hoàng 8) Nhân 9) Đĩa phôi 10) Lòng đỏ đậm 11) Lòng đỏ nhạt 12) Lớp albumen bên trong 13) Dây treo 14) Buồng khí 15) Lớp cutin.
15 bộ phận của quả trứng cần đảm bảo các đặc tính riêng biệt, phù hợp về cơ học, hóa học, sinh học, phân tử học, di truyền học… để có thể phát triển quả trứng thành gà con.
Ví dụ, về mặt cơ học, vỏ trứng cần dày 1mm, 2mm, 0,5mm hay 0,4mm, độ giòn của vỏ cần chịu ứng suất (lực) tối đa bao nhiêu N/mm2 để không bị vỡ khi gà mẹ đẻ, nằm ấp, nhưng lại đủ để gà con có thể tự dùng mỏ phá vỡ để chui ra ngoài? Các nhà khoa học nếu không có thí nghiệm và tìm hiểu thực tế quả trứng trước, liệu có thể trả lời cho câu hỏi này, huống hồ vỏ trứng ngẫu nhiên xuất hiện đủ dày và đủ cứng như yêu cầu?
Làm thế nào để sự ngẫu nhiên, đột biến gen và chọn lọc tự nhiên “biết rằng” cần có 2 đoạn dây chằng (vốn là 1 loại protein) ở 2 phía lòng đỏ, bám vào 2 đầu quả trứng, nhằm giữ cho lòng đỏ nằm ngay chính giữa quả trứng, không bị dính vào vỏ trứng và giảm thiểu ảnh hưởng của chấn động bên ngoài? Dây chằng này cần có độ bền thế nào và đặc tính sinh hóa học gì để giữ được lòng đỏ an toàn và có thể tự biến mất khi lòng đỏ và lòng trắng biến đổi thành phôi gà?
Làm thế nào để sự ngẫu nhiên, đột biến gen và chọn lọc tự nhiên “biết được” cần hình thành 1 khoảng trống trong lòng quả trứng gọi là buồng khí. Buồng khí này cần lớn đến đâu để cung cấp đủ O2 cho phôi trong quá trình trứng được ấp và biến thành gà con?
Làm thế nào để sự ngẫu nhiên, đột biến gen và chọn lọc tự nhiên khiến vỏ trứng có đủ đặc tính cơ học, hóa học… để có thể hút khí O2 vào nhằm dự trữ trong buồng khí và thải khí CO2 ra ngoài trong quá trình trứng phát triển thành phôi và gà con?
Chỉ cần đặt các câu hỏi về tính cơ – lý – hóa học của một số bộ phận đơn giản của quả trứng, chưa nói đến các đặc tính và quá trình hóa – sinh – phân tử – di truyền học… để lòng đỏ và lòng trắng biến thành da, lông, mỏ, móng, hệ thần kinh, mắt, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, tuyến nội tiết, cơ, xương, máu, cơ quan sinh dục, tuyến ngoại tiết, mô liên kết…. của gà, ta cũng thấy được rằng không sự ngẫu nhiên, đột biến gen và chọn lọc tự nhiên nào có thể tạo ra được cơ chế hình thành những quả trứng có đặc tính kỳ diệu như vậy trong buồng trứng của gà mẹ. Xác suất để tất cả những điều ngẫu nhiên này xảy đồng thời sẽ nhỏ hơn xác suất để có thể hình thành đầy đủ các enzyme như chúng đã đề cập phía trên (1/1040.000) vô số lần. Con người và khoa học hiện nay cũng còn xa lắm lắm mới có thể tạo ra được cơ chế sinh ra trứng gà này. Vậy ai là người “thiết kế” nên những quả trứng gà – một thực thể sinh học kỳ phức tạp và kỳ diệu – như vậy?
Rõ ràng, nếu không thể hình thành quả trứng theo cách ngẫu nhiên, đột biến gen và chọn lọc tự nhiên như thuyết tiến hóa thì cũng không thể qua những cách này để hình thành gà trống, gà mái, khiến gà mái có thể được sinh trưởng, thụ tinh và sinh ra quả trứng – một tiến trình còn phức tạp hơn nhiều so với tiến trình chỉ sinh ra quả trứng.
Hay nói một cách khác, con gà đầu tiên trên Trái đất, nói chính xác hơn là cặp gà trống và gài mái đầu tiên trên Trái đất và cơ chế hình thành những quả trứng gà trong lòng gà mái, phải là do một trí huệ siêu việt, có hiểu biết siêu việt, vĩ đại về cơ, lý, hóa, sinh, phân tử, di truyền học…, có thể nhìn thấu những vật chất vi quan như phân tử, nguyên tử, quá trình trao đổi chất, quá trình từ sinh sản đến khi tử vong của loài gà, mới có thể sáng tạo ra.
Trí huệ siêu việt này, thực thể có thể tạo ra loài gà, những quả trứng gà và hết thảy mọi sinh vật trên Trái đất – vốn phức tạp, tinh vi và kỳ diệu không kém những quả trứng và những con gà – phải chăng là các vị Thần?
Thiện Tâm
Xem thêm:
>> Thuyết tiến hóa: Xác suất sự sống có thể hình thành tự phát là bao nhiêu?
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…