Trong một thế kỷ qua, nhiều hóa thạch, di chỉ và các tàn tích của các nền văn minh tiền sử với trình độ phát triển đáng kinh ngạc đã được phát hiện trên khắp thế giới, trở thành mối thách thức đối với khung thời gian của thuyết tiến hóa.
Mới đây, bằng chứng về việc sử dụng các công cụ bằng xương động vật để may quần áo từ 120.000 năm trước đã được phát hiện ở Ma-rốc (Morocco).
Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Sciencedirect ngày 24/9/2021, các nhà khoa học đã tìm thấy các công cụ được chế tạo từ xương phục vụ cho việc xử lý da động vật để may quần áo trong Hang Contrebandiers trên bờ biển Đại Tây Dương của Ma-rốc.
Bài báo mang tiêu đề “Một đống xương đã được xử lý từ các trầm tích 120.000–90.000 năm tuổi ở Động Contrebandiers trên Bờ biển Đại Tây Dương, Ma-rốc”, có nêu rằng một số công cụ khai quật được trong đó là những chiếc dao nạo tròn, rộng, được làm từ xương sườn của gia súc, dùng để cạo phần da liên kết bên trong bộ lông mà không có làm thủng nó. Trong tổng số 12.000 mảnh xương được khai quật, có 62 mảnh xương được con người gọt đẽo để dùng làm công cụ may quần áo.
Dao cạo là công cụ ngày nay vẫn sử dụng trong quy trình gia công chế tác da bò. Ngoài ra còn có nhiều xác của động vật ăn thịt trong hang có vết cắt giống như vết cắt bằng kỹ thuật cạo lông hiện đại để lại, chẳng hạn như vết cắt trên móng vuốt và hàm dưới của cáo cát, chó rừng vàng và mèo hoang.
Báo cáo của các nhà khoa học đánh giá: “bằng chứng từ hang Contrebandiers chứng minh đã có sự xuất hiện của nền văn hóa phức tạp ở khắp châu Phi bao gồm việc sử dụng nhiều loại vật liệu đa dạng để chế tạo công cụ chuyên dụng.”
Trước phát hiện này, đã có nhiều khám phá khảo cổ học cho thấy sự tồn tại của các nền văn minh cổ đại tiên tiến.
Ngày 26/8/2021, Paola Villa, một nhà khảo cổ học tại Đại học Colorado tại Boulder, và các đồng nghiệp của cô đã xuất bản một bài báo trên tạp chí PLOS ONE, tuyên bố về việc phát hiện ra nhiều loại công cụ ở Ý do con người làm từ xương voi cách đây 400.000 năm.
Trong một bài báo đăng ngày 22/2/2021 trên tạp chí Nature Human Behavior, các nhà khoa học đã phát hiện ra bức hình con kangaroo trên đá ở vùng Kimberley, miền Đông Bắc Tây Úc. Những hình chạm khắc này nằm trên trần dốc của một boong-ke đá. Bức tranh dài khoảng hai mét, được tô bằng một khoáng chất gốc oxit sắt màu nâu đỏ, và giống với kích thước thật của một con kangaroo. Hình ảnh chú kangaroo trong tranh sống động như thật. Các chuyên gia ước tính bức tranh này có niên đại khoảng 17.500 năm.
Tháng 1/2021, Tạp chí Science Advances đã công bố một bài báo về những bức họa trên vách đá vẽ ba con lợn và một số khuôn đúc thủ công được tìm thấy ở Sulawesi, Indonesia. Mỗi con lợn, được sơn bằng sơn đỏ, dài hơn một mét. Những bức họa này có tuổi đời ít nhất 45.500 năm.
Một bức bích họa vẽ hình một con bò rừng được tìm thấy trong một hang đá tại Altamira, miền Bắc Tây Ban Nha. Người họa sĩ đã sử dụng bốn loại màu làm từ khoáng chất, loại màu không bị phai, và bức tranh trông vẫn tươi sáng dù đã trải qua 16.000 năm. Màu vẽ chứa sắt đã được sử dụng làm màu đỏ, vàng và nâu, trong khi hỗn hợp màu đen là ma-giê đi-ô-xít. Dường như những người thời đó đã sở hữu các kỹ năng vẽ tranh và tô màu thật tuyệt vời, cũng như họ đã có dụng cụ vẽ và tô màu tiên tiến.
Hang đá La Marche, vùng Lussac-les-Châteaux, tỉnh Vienne, miền Tây nước Pháp, đã được khám phá ra năm 1937 bởi Leon Pencard, một khoa học gia nghiệp dư và Sthane Lwoff, một nhà cổ sinh vật học. Họ đã mất 5 năm đào bới chiếc hang và đã tìm thấy hơn 1.500 mảnh đá có tranh vẽ khắc trên đó.
Những hình ảnh này rất khó để hiểu được. Thỉnh thoảng, một số vật thể trong bức tranh có thể chồng lên nhau. Tuy nhiên, trong con mắt của những nhà khảo cổ, các bức tranh này mang theo ý nghĩa đặc biệt. Ở hang La Marche, bạn có thể tìm thấy các bức vẽ sư tử, gấu, nai, ngựa và 155 bức chân dung người tuyệt đẹp.
Thực sự rất khó để liên tưởng những người trong bức chân dung với người nguyên thủy, bởi vì có sự tương đồng đến kinh ngạc giữa người đàn ông trong bức chân dung thời cổ đại và con người hiện đại. Có những bức tranh khắc họa các nhân vật đang đội mũ. Theo khảo sát của các nhà khoa học, các bức tranh này có niên đại ít nhất 14.000 năm tuổi.
Trong cuốn sách mang tựa đề Human Iconography of the Magdalenian (Mô tả người Magdalenian), xuất bản năm 1940, Leon Pencard đã mô tả chi tiết chân dung người được khắc trên miếng đá đen mà ông tìm thấy. Tuy nhiên, do phong cách nghệ thuật được sử dụng trong những bức họa đá này rất tương đồng với nghệ thuật hiện đại, người ta đã nhảy ngay sang kết luận rằng những bức bích họa này được làm bởi các họa sĩ hiện đại chứ không phải người tiền sử. Phải đến 60 năm sau khám phá đầu tiên này, các nhà khảo cổ mới bắt đầu xem xét lại ý tưởng này.
Khi người ta nghĩ về những bức tranh trong hang đá của người tiền sử, hầu hết đều có ấn tượng rằng đó là một nhóm những người nguyên thủy, có tri thức rất hạn chế, dùng lá cây để che thân và ngồi quanh một đống lửa sau khi săn bắn. Họ nghĩ rằng những người này có thể vẽ lên vách của hang đá như là cách ghi lại việc săn bắn trong ngày.
Tuy nhiên, các bức họa đá với các nét vẽ và chi tiết nhân vật chỉ xuất hiện trong các nền văn minh hiện đại hay khả năng sử dụng màu vẽ đặc biệt dường như khẳng định rằng, từ hàng chục ngàn năm trước, người tiền sử đã đạt được được trình độ văn minh ít nhất tương đương với con người chúng ta hiện nay.
Bằng chứng khẳng định 120.000 năm trước người ở Ma-rốc đã biết đến kỹ thuật chế tác da động vật và sử dụng để may quần áo khiến cho quan niệm rằng người xưa chỉ biết dùng lá cây che thân trở thành sai lầm. Rất có thể, một biến cố nào đó đã khiến cho toàn bộ nền văn minh tiền sử sụp đổ và các công cụ sản xuất bị phá hủy hoàn toàn. Với tri thức còn sót lại, người ta chỉ có thể sử dụng những công cụ có sẵn trong thiên nhiên như đá, xương động vật để chế tác ra những bộ “quần áo” từ thiên nhiên mà thôi.
Vậy, lịch sử văn minh loài người có nên được thay đổi so với những gì đang được giảng dạy trong các trường học hiện nay?
Thiện Tâm tổng hợp
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…