Vào một ngày cuối tháng 6/2018, nữ tổng thống đất nước Estonia nhỏ bé Kersti Kaljulaid đã chia sẻ trên mạng xã hội Twitter dòng tweet như sau:
“Estonia có 1,3 triệu dân và chúng tôi có 4 con kỳ lân. Trên thế giới hôm nay không còn quốc gia nào khác nhỏ như vậy mà có tới 4 con kỳ lân.”
Một số độc giả vui tính đã yêu cầu được xem ảnh của loài thần thú này và đề nghị đưa chúng vào trong sở thú cho mọi người cùng chiêm ngưỡng. Thực ra, kỳ lân là từ lóng trong giới công nghệ nhằm ám chỉ những công ty khởi nghiệp đang có giá trị hơn 1 tỷ đô la.
Cường quốc công nghệ nhỏ tí xíu này cũng đang sở hữu chính phủ được số hóa ở mức độ cao nhất thế giới. Công dân của quốc gia này có thể hoàn thành gần như tất cả các thủ tục hành chính cấp quốc gia và thành phố trên mạng Internet chỉ trong vài phút.
Bạn có thể chính thức đăng ký thành lập công ty và bắt đầu kinh doanh chỉ sau 18 phút từ một quán cafe trong quảng trường thành phố. Bạn có thể xem thành tích học tập của mình, lịch sử y khoa, địa chỉ, lịch sử nghề nghiệp, lịch sử vi phạm giao thông trên mạng và thậm chí là thay đổi những thông tin bị sai (hoặc ít nhất là trực tiếp yêu cầu thay đổi thông tin). Người dân ở đây trực tiếp kiểm soát thông tin cá nhân của mình.
Vì lẽ gì mà một đất nước nhỏ xíu như Estonia lại sở hữu một nền công nghệ tiên tiến không hề tương xứng chút nào với số dân 1,3 triệu người ít ỏi của mình?
Chỉ 5 năm sau khi tách ra khỏi Liên bang Xô Viết năm 1991, Estonia đã khởi động một chương trình có tên “Cú nhảy của Hổ” nhằm đầu tư vào máy tính và hạ tầng công nghệ.
Tới năm 2000, Estonia làm nên lịch sử khi trở thành quốc gia đầu tiên biến truy cập Internet thành một quyền con người. Kể từ đó tới nay, nơi đây đã nuôi nấng một loạt các công ty công nghệ nổi tiếng dưới chương trình ‘e-Estonia’ của mình.
Ở một quốc gia mà trẻ em được học lập trình từ tiểu học, thì việc các start-up nảy nở như nấm sau mưa chỉ còn là vấn đề thời gian.
Skype, phần mềm nhắn tin gọi điện nổi tiếng thế giới mà nhiều người Việt đang dùng hiện nay, được sinh ra tại Estonia. Công ty này đã mở đầu phong trào bùng nổ start-up tại đây sau khi được Microsoft mua lại với cái giá 8,5 tỷ đô la. Các nhà sáng lập sau đó đã dành toàn bộ lợi nhuận để đầu tư ngược trở lại cho quê hương của mình.
Kể từ đó, 3 công ty khác đã cán mốc 1 tỷ đô la giá trị ‘kỳ lân’ – Playtech (phần mềm đánh bạc), Taxify (ứng dụng gọi xe taxi, kiểu Uber và Lyft) và TransferWise (chuyển tiền).
>> Bắc Âu có phải là “thiên đường xã hội”?
Cùng lúc đó, chính phủ Estonia vẫn tiếp tục gia tăng đầu tư cho chính mình. Quốc gia này thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nhờ chính sách công dân điện tử (e-Residency). Đây là chương trình được Estonia bấm nút “Bắt đầu” vào ngày 1/12/2014.
Nó cho phép những cá nhân không phải là công dân Estonia được quyền tiếp cận với các dịch vụ của Estonia như thành lập công ty, ngân hàng, thanh toán và đóng thuế. Mục tiêu nhắm đến là các cá nhân tài năng độc lập như giới phát triển phần mềm và nhà văn. Công dân điện tử đầu tiên của Estonia là nhà báo người Anh Edward Lucas.
Bên cạnh đó, chính quyền nước này còn giữ gìn địa chỉ IP quốc gia của mình bằng một hệ thống bảo mật chuỗi khối (blockchain) và một ‘đại sứ quán số’ tại Luxembourg để bảo vệ dữ liệu khỏi tội phạm trên Internet.
Quốc Hùng tổng hợp.
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…