Trong bài viết về ngôi đền Hoysaleswara, chúng ta đã khám phá ra rằng ngôi đền này hẳn đã được chế tạo bằng các máy móc hiện đại tương đương thời nay. Nhưng nhà khảo cổ nghiệp dư Praveen Mohan đã có phát hiện khác cũng chấn động không kém, đó là bằng chứng về việc người Ấn Độ cổ đại đã sở hữu kính viễn vọng và tên lửa.
Ở bức tường phía ngoài của ngôi đền, có các hình điêu khắc mô tả một trận chiến giữa 2 nhóm người. Trong nhóm người bên trái, có một người cầm thiết bị như chiếc ống kính viễn vọng.
Ảnh trên cho ta thấy đây chắc chắn là một chiếc kính viễn vọng vì nét chạm khắc cho thấy người đàn ông đang cầm vật thể này trong tư thế một mắt nhắm một mắt mở, chính là cách thức quan sát phổ biến qua ống kính viễn vọng. Và chúng ta cũng có thể thấy ống kính viễn vọng đang được hướng lên trên.
Điều này quả thật vô cùng chấn động bởi tất cả các chuyên gia đều đồng tình rằng ngôi đền này được xây vào khoảng năm 1120 sau Công nguyên (SCN), tức vào khoảng 900 năm trước. Tuy nhiên, các cuốn sách lịch sử lại bảo chúng ta rằng kính viễn vọng được phát minh ra sau đó rất lâu – vào năm 1608 bởi một người tên là Hans Lippershey, tức cách thời điểm hiện tại chỉ 400 năm. Vậy làm thế nào một chiếc kính viễn vọng lại có thể được chạm khắc trong một ngôi đền 900 năm tuổi, tức 500 năm trước khi nó được chính thức phát minh?
Đây là một bằng chứng rất thuyết phục cho thấy nền văn minh cổ đại của Ấn Độ đã biết sử dụng công nghệ tiên tiến. Mỗi kính viễn vọng cần ít nhất 2 thấu kính. Chúng được chế tạo bởi công nghệ sản xuất thủy tinh, công nghệ mài một số công cụ liên quan khác. Và nếu họ biết cách chế tạo kính viễn vọng từ cách đây 900 năm, họ chắc chắn cũng phải biết sử dụng các loại máy móc khác.
Tuy nhiên, hình điêu khắc này không chỉ chứng minh rằng kính viễn vọng đã được sử dụng 900 năm trước, nó còn cho thấy kính viễn vọng đã được sử dụng hàng ngàn năm trước, trước khi ngôi đền được xây dựng. Nếu quay trở lại nhìn toàn bộ các hình chạm khắc, mặc dù có một số phần bị hủy hoại, ta vẫn thấy nó đang mô tả một cuộc chiến tranh giữa hai nhóm thần linh được nhắc đến nhiều trong các văn tự cổ của đạo Hindu: các vị thần Deva ở bên trái và các vị thần Asura ở bên phải. Các hình chạm khắc mô tả hai nhóm thần linh này với nét mặt, mũ bảo vệ và các loại vũ khí khác nhau.
Quan sát các vị thần bên phải, ta thấy trên đầu họ xuất hiện một loại vũ khí trông như những mũi tên. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ ta thấy đây không phải là các mũi tên, mà là các tên lửa. Thông thường, các mũi tên mảnh hơn và đầu nhọn hơn, còn một số tên lửa có thể có thân lớn hơn và đầu được vê tròn.
Thêm nữa, nếu đó là các mũi tên thì thông chường chúng sẽ không đi thành cụm sát nhau như vậy, bởi vì các mũi tên được bắn từ các cây cung từ các vị trí khác nhau sẽ có quỹ đạo khác nhau. Nhưng những vật thể này đi sát cùng nhau và dường như song song với nhau. Chúng giống như những tên lửa được phóng ra từ cùng các tổ hợp tên lửa.
Không chỉ tại đền Hoysaleswara, các nét chạm khắc về mô hình tên lửa cũng đã xuất hiện ở các công trình cổ đại khác tại Ấn Độ, điển hình như ngôi đền ở Mahabalipuram, được xây dựng cách đây 1300 năm, đã khắc họa mô hình chính xác của một tên lửa nhiều tầng.
Điều này chứng tỏ rằng bức chạm khắc khắc thực sự mô tả một trận chiến trong đó tên lửa được sử dụng để tấn công đối phương và kính viễn vọng được sử dụng để quan sát quỹ đạo của tên lửa hoặc giám sát các động thái phía đối phương, những điều đã xảy ra hàng ngàn năm trước ở Ấn Độ.
Nghiên cứu các tài liệu nói về lịch sử kính viễn vọng, ta không thấy Ấn Độ được nhắc đến. Ngôi đền Hoysaleswara cùng với bức chạm khắc về trận chiến kỳ lạ này đã ở đó hàng ngàn năm qua. Chắc chắn những nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ của Ấn Độ đã từng nhìn thấy chúng, vậy tại sao hoàn toàn không có một chút ghi chép nào về những điều này? Trên thực tế, các nhà khảo cổ học của chính phủ Ấn Độ đã ghi chép lại rất chi tiết về từng bản chạm khắc trong những ngôi đền cổ đại này, nhưng họ không dám công bố chúng.
Không chỉ tại Ấn Độ, mà rất nhiều nơi khác trên thế giới, người ta đã từng phát hiện các công trình đá mô tả rằng kính viễn vọng đã được sử dụng hàng chục nghìn năm trước, nhưng chúng vẫn luôn bị các học giả hiện đại phủ nhận.
Có lẽ nếu các nhà khoa học hiện đại dám công bố những phát hiện này thì họ sẽ phải đồng tình rằng Ấn Độ cổ đại hay nhiều nơi trên thế giới đã từng tồn tại các nền văn minh có công nghệ tiên tiến. Và vì vậy họ sẽ phải viết lại, cải biến, chỉnh sửa lại “các sách lịch sử chính thống”. Nó sẽ tạo nên một cuộc cách mạng về nhận thức, một sự chuyển biến to lớn trong nhận thức của chúng ta về lịch sử của nhân loại. Đó sẽ không phải là một quá trình dễ dàng. Do đó, các học giả hiện đại chủ lưu (học giả dòng chính, hay chính thống) đã chọn cách phớt lờ những bức chạm khắc này.
Một câu nói của hoàng đế Pháp Napoleon có lẽ rất thích hợp để miêu tả tình trạng này. Ông từng nói:
“Lịch sử là một bộ những lừa dối đã được thông đồng”
Những bí ẩn về lịch sử và sự thật về nhân loại ngày càng được hé mở. Càng biết nhiều, chúng ta càng phải xem lại và mở rộng những quan niệm cố hữu; những cái khung nhận thức ban đầu có thể không còn đúng nữa, và việc sửa lại là rất bình thường. Có sẵn sàng tiếp nhận và chấp nhận chúng vào thời điểm này hay không là lựa chọn của mỗi người. Lịch sử và sự thật về nhân loại sẽ được làm sáng tỏ trong tương lai.
Video về kính viễn vọng và tên lửa đã được khắc 900 năm trước của nhà thám hiểm nghiệp dư Praveen Mohan:
Theo phenomenalplace.com
Thiện Tâm (tổng hợp)
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng…
Kiev đang nỗ lực phát triển các loại phòng không mới để chống lại "những…
Bài phát biểu công khai hôm thứ Năm (21/11) của Tổng thống Nga Vladimir Putin…
Công ty Cổ phần Tổ hợp y tế kỹ thuật cao An An Hòa đề…
TP.HCM dự kiến chi 2.226 tỷ đồng/năm trợ giá cho doanh nghiệp hoạt động vận…
Đầu tháng này, Chính phủ Mỹ tiết lộ rằng các tin tặc có liên hệ…