18 dự án xây dựng khổng lồ có thể thay đổi cả thế giới

Thế giới luôn phát triển không ngừng, khắp nơi là những công trình khổng lồ do con người xây dựng. Rất nhiều dự án trong số đó trở thành biểu tượng cho trí thông minh và ham muốn chinh phục thế giới của loài người.

Từ cây cầu Hồng Kông – Châu Hải – Ma Cao hùng vĩ giúp kết nối 3 thành phố lớn của Trung Quốc và hơn 42 triệu cư dân, hay kế hoạch xây hầm ngầm lơ lửng nối liền các vịnh hẹp táo bạo của Na Uy có thể rút ngắn thời gian đi lại hơn một nửa. Tất cả những nỗ lực đó tiêu tốn hàng tỷ đô la, nhưng kết quả mà nó mang lại sẽ là: gây dựng một thế giới tốt đẹp hơn và tiện nghi hơn cho con người sinh sống.

Dưới đây là một số dự án công trình xây dựng có thể xem là vĩ đại nhất trên thế giới nếu nó được hoàn thành trong tương lai:

Kính viễn vọng Bình Đường, Trung Quốc

Hoàn thành vào tháng Chín năm 2016, công trình này hiện đang là kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới. Với đường kính 500m, kính viễn vọng Bình Đường được lắp đặt từ 4.450 tấm gương nhỏ và có thể bắt được những dấu hiệu cách Trái Đất hơn 1.000 năm ánh sáng.

(Ảnh qua: Before It’s News)

Hầm đường sắt Gotthard, Thụy Sĩ

Sau 17 năm xây dựng, Đường hầm Gotthard chính thức mở cửa tại Thụy Sĩ vào ngày 1/6/2016. Với chiều dài 57 km, nó được xem là hầm đường sắt dài nhất và sâu nhất trên thế giới, xuyên qua dãy núi Alps. Đường hầm Gotthard đã phá vỡ kỷ lục của đường hầm dưới biển Seikan tại Nhật Bản có chiều dài 53,85 km.

(Ảnh: 2014 BLOOMBERG FINANCE LP./BLOOMBERG)

Kênh đào Panama mở rộng

Sau hơn 9 năm cải tạo, cuối cùng thì kênh đào Panama mở rộng cũng đã được khánh thành vào tháng 6/2016. Dự án này tiêu tốn 5,4 tỷ đô la và cần đến 40.000 công nhân để có thể hoàn thành. Kể từ ngày kênh Panama được đào vào 102 năm trước, kênh đào này đã có sức chứa tăng gấp ba và đáp ứng được kích thước, trọng tải của các tàu hiện đại.

(Ảnh: Panama Canal Authority)

Tòa tháp “The Bride”, Iraq

Nếu được hoàn thành vào 2026, kiến trúc đồ sộ đầy tham vọng của đất nước Iraq này sẽ là tóa tháp cao nhất thế giới trong tương lai. Với chiều cao 1.152m, The Bride hoàn toàn vượt mặt tòa tháp cao nhất thế giới hiện nay – tháp Burj Khalifa của Dubai (cao gần 830m), đồng thời cũng sẽ vượt qua chiều cao 1.008m của toàn tháp Kingdom Tower đang được xây dựng tại Ả-rập Xê-út. “Thành phố thẳng đứng” này được lắp đặt các tấm pin mặt trời, giúp nó tự sản sinh ra năng lượng cung cấp cho chính tòa nhà.

(Ảnh: AMBS Architects)

Cầu vịnh Giao Châu, Trung Quốc

Hoàn thành năm 2011, cầu Vịnh Giao châu chính là cây cầu băng qua biển dài bậc nhất thế giới với tổng chiều dài 26,7 km. Chi phí của cây cầu đã nêu bởi công ty truyền hình quốc doanh CCTV là 10 tỷ nhân dân tệ (1,5 tỷ USD). Tuy nhiên, các nguồn khác đã nêu chi phí cao hơn. Nhờ có cây cầu này mà người dân sống tại Thanh Đảo và Hoàng Đảo có thể tiết kiệm được một nửa thời gian đi lại.

(Ảnh: Brigde Museum)

Đập nước Itaipu, Brazil

Vào năm 2015, đập Itaipu nằm ngay biên giới Brazil và Paraguay, cung cấp khoảng 89,5 Twh năng lượng, trở thành một trong những đập nước lớn nhất thế giới. Đập nước Itaipu cung cấp khoảng 75% tổng điện năng tiêu thụ cho Paraguay và 20% cho Brazil.

(Ảnh: Feel the Planet)

Đường hầm Crossrail, Anh Quốc

Dự án Crossrail tại Luân Đôn là một dự án khổng lồ nhằm nâng cấp hệ thống đường hầm hiện tại, và trở thành dự án xây dựng lớn nhất châu Âu. Nó bao gồm 10 đường tàu lửa mới, liên kết 30 trạm tàu với nhau thông qua các đường hầm mới hoàn toàn. Dự án sẽ bắt đầu vào 2017 và chính thức hoàn thiện trong năm 2020.

(Ảnh: New Civil Engineer)

>>Khung cảnh ngoạn mục của 3 cây cầu nước lớn nhất thế giới

Trang trại năng lượng sạch Jasper, Nam Phi

Được xây dựng vào năm 2014, trang trại năng lượng mặt trời Jasper có thể cung cấp 180.000 MW một năm cho 80.000 hộ gia đình tại Nam Phi. Đây chính là dự án năng lượng mặt trời lớn nhất tại châu lục này.

(Ảnh: SR)

Dự án Hyderabad Metro Rail, Ấn Độ

Hệ thống đường tàu metro dài 76 km này sẽ trở thành bước tiến lớn của Ấn Độ trong việc kiểm soát phương tiện tàu lửa tại đất nước này. Dự kiến tuyến Metro này sẽ được hoàn thành vào năm 2017.

(Ảnh: Wikimedia Commons)

Cầu Hồng Kông – Châu Hải – Ma Cao

Dự án này giúp kết nối 3 thành phố lớn của Trung Quốc tại vùng đồng bằng sông Châu Giang, biến nơi đây trở thành khu siêu đô thị với 42 triệu cư dân. Dự án sẽ được hoàn thành trong năm 2017.

(Ảnh: Courtesy of Arup)

Khu mua sắm Thế giới, Dubai

Đây là công trình mái vòm khổng lồ, lớn gấp 9 lần Khu mua sắm Hoa Kỳ (Mall of America). Dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2029, với hệ thống kiểm soát nhiệt độ, kết hợp với hàng ngàn phòng khách sạn và có riêng hệ thống vận chuyển.

(Ảnh: Dubai Holding)

Thành phố Thông Minh

Công ty mẹ của Google – Alphabet Inc – hiện đang có kế hoạch xây dựng để tạo ra các Thành phố Thông minh (Smart Cities). Đây sẽ là các khu vực tái phát triển được trang bị Internet, năng lượng tái tạo, và công nghệ tự động hóa mới nhất trên toàn nước Mỹ.

(Ảnh: Skye Gould/Tech Insider)

Tuyến metro Riyadh, Ả-rập Xê-út

Tuyến metro này tiêu tốn 23,5 tỷ đô la để xây dựng, và một trạm tàu lớn được thiết kế bởi kiến trúc sư Zaha Hadid. Với chiều dài khoảng 175 km, đây chính là biểu tượng của sự cách mạng hóa ngành giao thông đối với cư dân tại đây. Nó sẽ được mở cửa vào năm 2019.

(Ảnh: Zaha Hadid Architects)

>>Trồng cây thành nhà cao tầng với kiến trúc Baubotanik (video)

Thành phố thông minh Songdo, Nam Hàn

Sau 13 năm xây dựng với tổng chi phí 40 tỷ USD, thành phố rộng lớn này có diện tích vào khoảng 607 héc-ta. Được hoàn thành vào năm 2015, hơn 67.000 cư dân ở đây được phủ sóng Internet miễn phí, biến thành phố Songdo thành một biểu tượng của xã hội tương lai.

(Ảnh: Courtesy of Gale International)

Đường sắt ven biển Lagos-Calabar, Nigeria

Năm ngoái, Trung Quốc và Nigeria đã đồng ý ký một hợp đồng trị giá 11 tỷ đô la Mỹ, trong đó cả hai cùng xây dựng tuyến đường sắt ven biển Lagos-Calabar. Nó sẽ kéo dài 1.400km và dự kiến được mở vào năm 2018.

(Ảnh: CCECC)

Dự án Thủy Vận Bắc – Nam, Trung Quốc

Đây là dự án chuyển nước trong một nỗ lực của Trung Quốc nhằm vận chuyển gần 44,8 tỷ mét khối nước từ sông Dương Tử đến các khu vực thôn quê thiếu nước thuộc khu vực miền Bắc. Số tiền đầu tư tính đến năm 2014 đã lên tới 79 tỷ đô la Mỹ.

(Ảnh: Wikimedia Commons)

Đường hầm lơ lửng Sognefjordi, Na-Uy

Vào tháng 7/2016, Na-Uy tuyên bố rằng đất nước này đang lên kế hoạch xây dựng dự án đường hầm lơ lửng “ngầm dưới mặt nước” đầu tiên trên thế giới tại vịnh Sognefjordi. Vịnh này có độ sâu khoảng 1.220 mét và rộng 915 mét.

Các đường hầm hình ống sẽ nối với phao nổi trên mặt nước được giữ cân bằng nhờ các dàn nối. Hai đường ống song song nhau sẽ được đặt ở độ sâu 20-30 mét dưới mặt nước.

(Ảnh: The Norwegian Public Roads Administration)

Dự án tái thiết đô thị, Thổ Nhĩ Kỳ

Dự án tái thiết khu đô thị kéo dài 20 năm tại Thổ Nhĩ Kỳn nhằm phá bỏ 7 triệu căn nhà và tái xây dựng lại các công trình với hệ thống chống động đất, được bắt đầu vào năm 2012 với tổng số vốn đầu tư ước tính là 400 tỷ USD.

(Ảnh: Murad Sezer)

Theo This is Insider
Bích Ngân

Xem thêm:

Bích Ngân

Published by
Bích Ngân

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

33 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

49 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

59 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

1 giờ ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago