Theo thuyết tiến hóa của Darwin, các nhà khoa học cho rằng sau 10 triệu năm tiến hóa, chủng người hiện đại ngày nay xuất hiện vào 200.000 năm trước ở Châu Phi. Theo đó, không thể có chuyện người hiện đại xuất hiện trên Trái Đất sớm hơn 200.000 năm trước. Tuy nhiên những phát hiện khảo cổ từ hàng trăm năm nay đã tiết lộ cho chúng ta một sự thật khác về nguồn gốc con người.
Tiếp theo phần 1 – Những dấu chân khổng lồ
Phần 2: Con người và khủng long đã từng đồng thời tồn tại
Mùa hè năm 1948, một chuyên gia hóa thạch nghiệp dư người Mỹ có tên là William J. Meister đã tìm được một mảnh hóa thạch ở suối Antelope gần tiểu bang Utah, nơi được biết đến với hóa thạch bọ ba thùy (Trilobite – Tam Điệp Trùng).
Sau khi chuyên gia người Mỹ tìm ra mảnh hóa thạch này, ông còn phát hiện ra dấu giày nguyên vẹn có chiều dài 26 cm, rộng 8,9 cm in trên một con bọ ba thùy. Từ phần lõm 1,5 cm mà dấu giày này in lại, ta có thể thấy đây chắc hẳn là từ một loại giống như giày hay dép mà người hiện đại mang ngày nay, nghĩa là chủ nhân của chiếc giày này hẳn phải sống trong một nền văn minh nhất định. Điều gây bối rối là bọ ba thùy là loài sinh vật sống cách đây 600 – 260 triệu năm, nói cách khác, vào thời kì lịch sử xa xôi như thế, liệu có nền văn minh nhân loại như chúng ta tồn tại chăng?
Trong một phát hiện tương tự nhưng thú vị hơn, một nhà địa chất học nghiệp dư ở Mỹ đã phát hiện khối hóa thạch mang dấu giày ở hẻm núi Fisher, Nevada. Khối hóa thạch này được tạo thành bởi đất sét dính vào giày khi nhấc chân khỏi mặt đất, dấu giày vẫn còn được lưu giữ rất tốt và niên đại của khối hóa thạch này có thể thuộc vào Kỉ Tam Điệp cách đây 225 triệu năm.
Thời gian hóa thạch được phát hiện là vào năm 1927, thế nhưng khi các nhà khoa học soi mảnh di tích này bằng kính hiển vi thì phát hiện thấy phần da dưới đế giày được may bằng đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may là 1/3 inch, mà kĩ thuật may giày này vẫn chưa có vào năm 1927.
Viện trưởng Viện bảo tàng khảo cổ Auckland (California) đưa ra kết luận về mảnh hóa thạch này rằng: “Loài người ngày nay trên Trái Đất không thể may được giày như thế này. Chứng cứ này có nghĩa là hàng triệu năm trước khi nhân loại được khai hóa thì trên Trái Đất đã tồn tại con người có trí tuệ cao…”
Một số nhà khoa học theo thuyết tiến hóa phản biện rằng các đường viền ở hóa thạch này có thể chỉ là các lớp trầm tích vô tình tạo thành đường vân, giống như đường vân trong đá. Tuy nhiên, trong hóa thạch này, các dấu vết đường may là rất rõ nét và khắc hẳn với hoa văn trong đá thông thường. Gán ghép một thứ gì đó cho “tự nhiên” hay “ngẫu nhiên” là cách thuận tiện nhất để phủ định mọi câu hỏi liên quan tới nó, người ta cũng không còn đặt câu hỏi xem cái “tự nhiên, ngẫu nhiên” đó có bản chất gì sâu xa hơn hay không.
>> Phát hiện tình cờ cho thấy khu kim tự tháp Teotihuacan là một cơ sở năng lượng
Tại lòng sông Raluxy ở Glen Rose, Texas, Hoa Kỳ, người ta phát hiện thấy dấu chân của khủng long sống trong Kỉ Phấn Trắng. Các nhà khảo cổ học bất ngờ khi đồng thời phát hiện thấy có 12 hóa thạch dấu chân của người nằm cách dấu chân của khủng long 47 cm, thậm chí có dấu chân một người phủ lên dấu chân khủng long ba ngón. Khi tách hóa thạch ra, người ta phát hiện mặt dưới dấu chân có dấu vết nén, đây là thứ không thể làm giả được.
Ngoài ra, trên một tảng đá gần đó, người ta còn phát hiện thấy hóa thạch bàn tay người và một cái búa mà cán vẫn còn gắn chặt với đầu búa. Phần đầu búa có chứa 96,6% sắt, 0,74% lưu huỳnh và 2,6% clo. Đây là một loại hợp kim rất lạ. Hiện nay người ta không thể tạo ra được loại hợp kim clo và sắt này. Còn phần tay cầm thì đã biến thành than.
>> Bằng chứng hóa thạch về các nền văn minh tiền sử hàng triệu năm trước
Nếu muốn biến thành than trong thời gian ngắn thì cả lớp địa tầng phải có áp lực khá lớn, ngoài ra còn phải sinh ra nhiệt lượng nhất định mới được. Nếu chiếc búa bị rơi vào giữa khe đá, do áp lực và không đủ nhiệt độ thì sẽ không có quá trình than hóa tay cầm. Điều này chứng minh khi tầng đá trở nên cứng thì chiếc búa đã ở đó rồi. Hóa thạch công cụ nhân tạo và dấu chân khủng long được phát hiện ra trên cùng một lớp đá, còn những lớp hóa thạch khác thì không có. Điều này cho thấy con người và khủng long từng sống trong cùng một thời đại.
Tại vùng sa mạc Ica, Peru, Tiến sĩ Cabrera đã sưu tập khoảng 50.000 hòn đá và các bức tượng cổ đại. Các hình khắc trên mỗi hòn đá hoặc mỗi bức tượng đều mô tả một hành động hay một câu chuyện của những người cổ đại. Có viên đá khắc cảnh người đang quan sát thiên văn bằng kính viễn vọng, có viên đá khắc cảnh người đang tiến hành một ca phẫu thuật, nhưng cũng có cảnh mô tả một người đang cưỡi hoặc chiến đấu với khủng long hoặc bị khủng long truy đuổi, ăn thịt. Người ta đã xác định được rằng các viên đá hoặc các bức tượng này được tạo ra khoảng 30.000 năm về trước.
Những bằng chứng về văn minh cổ đại từ hàng triệu năm trước không phải chỉ lẻ tẻ mang tính cục bộ, mà chúng có rất nhiều, với số lượng dày đặc, chỉ là chúng đã bị giới truyền thông và học thuật giấu kín, ém nhẹm trong nhiều năm. Nhưng khi chúng ta chịu quan sát và nghiên cứu các dữ liệu này, một bức tranh hoàn toàn khác về lịch sử cổ đại sẽ hiện ra, đầy màu sắc và sống động. Đã có nhiều nền văn minh cổ đại phát triển rồi bị hủy diệt, vì sao lại như vậy? “Ôn cổ minh kim” – chỉ khi dám nhìn thẳng vào lịch sử, chúng ta mới không hồ đồ khi ra những quyết định cho hiện tại và tương lai.
Ngọc Trúc, Thiện Tâm tổng hợp
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…