Bộ ảnh ấn tượng về ‘Vết đỏ lớn’ trên sao Mộc từ tàu thăm dò trị giá tỷ đô của NASA

Trong tháng 7, tàu thăm dò Juno của NASA vừa gửi về những bức ảnh cận cảnh Vết đỏ lớn trên Sao Mộc, và chúng rất ấn tượng.

Vết đỏ lớn là một cơn bão khổng lồ có chiều rộng còn lớn hơn kích cỡ Trái Đất. Nó đã tung hoành trong bầu khí quyển của sao Mộc ít nhất 350 năm (và đang co lại). Để so sánh, cơn bão dài nhất trên Trái Đất chỉ kéo dài 31 ngày (bão John, 1994).

Vào trung tuần tháng 7, Juno bay cách cơn bão này 9.000 km, tức khoảng 1,6 triệu km gần hơn so với tàu thăm dò trước đây.

Juno đã chụp những tấm ảnh này vào lần thứ 7 bay qua hành tinh khí khổng lồ, ở vận tốc khoảng 210 nghìn km/h. Vì vậy rất khó mà chụp được những bức ảnh cỡ gần này.

Sau mỗi lần Juno bay qua sao Mộc (chu kỳ 53,5 ngày), NASA lại công bố các ảnh thô (chưa xử lý) và một cộng đồng chỉnh sửa ảnh đã nhiệt tình biến chúng thành những tác phẩm với màu sắc sống động.

Dưới đây là những hình ảnh mới về Vết đỏ lớn, kèm theo các kết quả đáng xem lại của các lần tiếp cận sao Mộc trước đây.

“Cơn bão khổng lồ này đã khuấy động hành tinh lớn nhất Hệ mặt trời trong hàng thế kỉ,” Scott Bolton, người chỉ huy nhiệm vụ Juno, phát biểu trong một thông cáo của NASA.

(ảnh: NASA-JPL/SwRI/MSSS/Roman Tkachenko (CC BY))

Tại điểm gần nhất, Juno bay quá gần Vết đỏ lớn tới nỗi camera không đủ rộng để chụp được hết quang cảnh cơn bão. Bức ảnh dưới đây cho thấy góc độ ước lượng mà Juno có thể chụp vào thời điểm đó.

(ảnh: NASA; Microsoft/WorldWide Telescope; Business Insider)

Tàu thăm dò cũng chụp ảnh zoom gần ở vận tốc 34 dặm/giây – tương đương với đi hết lục địa châu Mỹ trong chỉ hơn 1 phút. Kết quả là các chuỗi ảnh dài rất chi tiết.

(ảnh: NASA-JPL/SwRI/MSSS/Ted Stryk)

Những hình ảnh 3D dưới đây cho thấy độ sâu của các lớp mây trong cơn bão. Gió tại đây thổi với vận tốc lên đến 644 km/h.

(ảnh: NASA-JPL/SwRI/MSSS/Carlos N. Jiménez (CC BY))
(ảnh: NASA-JPL/SwRI/MSSS/Gerald Eichstädt/Seán Doran)

Để giúp người xem so sánh kích thước, nghệ sĩ Seán Doran đã đặt hình ảnh Trái Đất lồng vào Vết đỏ lớn.

(ảnh: NASA/SwRI/MSSS/Gerald Eichstädt/Seán Doran/Flickr (CC BY-NC-ND 2.0))

Một người khác đã ghép tấm ảnh dưới đây. Giữa 1 tấm ảnh năm 1979 và tấm ảnh mới, kèm theo khoảng cách bay của tàu thăm dò. Vật thể ở phía dưới là Ganymede, mặt trăng của sao Mộc.

(ảnh: NASA-JPL/SwRI/MSSS/Santiago Vargas Domínguez)

Vết đỏ lớn không phải là siêu bão duy nhất trên sao Mộc được chụp ảnh. Tấm ảnh dưới đây là “vết đỏ nhỏ” nằm ở vùng ôn đới phía Bắc.

(ảnh: NASA/SwRI/MSSS/Gerald Eichstädt/Seán Doran)

Trong những lần ghé qua trước đây, Juno cũng chụp được những bức ảnh đáng chú ý về các cơn bão và mây trên sao Mộc. Bức ảnh về loáy lốc hình trứng này được chụp vào ngày 2/2.

(ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Björn Jónsson)

1 khu vực trên bầu trời của sao Mộc với các đám mây vần vũ, chụp ngày 19/5 từ khoảng cách 12.500 km.

(ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Gerald Eichstädt/Seán Doran)

Mây của cơn bão “chuỗi ngọc trai”, chụp ngày 27/3

(ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Kevin M. Gill/Flickr (CC BY 2.0)

Juno cũng chụp các hình ảnh sao Mộc nhìn từ xa, như bức ảnh cực Nam vào ngày 19/5 dưới đây…

(ảnh: NASA/JPL/MSSS/Gerald Eichstädt/Justin Cowart (CC BY 3.0)

Cực Nam nhìn trực diện, những cơn bão xoáy màu xanh dương trong hình có thể rộng tới 960 km, gần bằng một bang Texas của Mỹ.

(ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Betsy Asher Hall/Gervasio Robles)

Đôi khi Juno cũng hướng camera ra ngoài sao Mộc và chụp ảnh vũ trụ. Đường mờ ở giữa bức ảnh dưới đây là vành đai băng và bụi của sao Mộc, đằng xa chính là chòm sao Orion.

(ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS)

Tàu thăm dò Juno cũng sẽ không bay mãi quanh sao Mộc, NASA dự tính sẽ cho nó rơi vào khí quyển của hành tinh này vào năm 2018 hoặc 2019, tương tự như tàu thăm dò Huygens đã hạ cánh trên mặt trăng Titan của sao Thổ vào năm 2005

(ảnh: NASA/JPL)

Theo Business Insider,
Sơn Vũ

Xem thêm:

sơn vũ

Published by
sơn vũ

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

55 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago