Nghiên cứu: Hơn 70% thanh niên Nhật Bản mắc chứng “sợ điện thoại”

Tờ Mainichi dẫn khảo sát của một hãng công nghệ thông tin tại Nhật Bản, theo đó, hơn 70% những người ở độ tuổi 20 và 30 ở Nhật Bản mắc chứng “sợ điện thoại”.

(Ảnh minh họa: NamtipStudio/Shutterstock)

Cụ thể, SOFTSU Co., Ltd., công ty công nghệ có trụ sở tại Chuo ở Tokyo, đã thực hiện một cuộc khảo sát tìm hiểu thực tế trực tuyến về hoạt động điện thoại từ ngày 4 đến ngày 7/8, nhắm vào 562 người từ 20 tuổi trở lên làm việc tại các văn phòng có điện thoại cố định.

Khi được hỏi liệu những nhân viên trẻ có cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện điện thoại hay không, 57,8% số người được hỏi trả lời là “rất nhiều” hoặc “phần nào”. Tỷ lệ phần trăm tăng lên khi người trả lời được thu hẹp xuống những người ở độ tuổi 20 và 30 (tổng cộng 268 người), với 72,7% trong nhóm này cho biết họ không thoải mái với điện thoại.

Bên cạnh đó, 44,8% tổng số người được hỏi cảm thấy không hài lòng khi điện thoại cố định reo ở nơi làm việc. Lý do phổ biến nhất cho điều này, được 50,8% chọn, là “Tôi phải dừng việc đang làm để trả lời và điều này khiến tôi mất tập trung”.

Số cuộc gọi trung bình mà mọi người trả lời tại nơi làm việc mỗi ngày là 7,4 cuộc/ngày và theo độ tuổi, những người ở độ tuổi 50 nhấc máy thường xuyên nhất, trung bình 12,7 lần mỗi ngày.

Thời gian trung bình dành cho mỗi cuộc gọi là 3,1 phút. Dựa trên mức trung bình 245 ngày làm việc mỗi năm, điều này có nghĩa là nhân viên công ty dành trung bình khoảng 93 giờ mỗi năm cho điện thoại.

Công ty cho hay: “Số lượng người trẻ mắc chứng ‘ám ảnh điện thoại’ có thể ngày càng tăng do sự phổ biến của các chức năng nhắn tin trên mạng xã hội”.

Thời đại ngày nay, chúng ta được trang bị rất nhiều ứng dụng nhắn tin, nhưng vẫn không thể tránh khỏi những lúc phải gọi ai đó, hoặc được ai đó gọi. Chủ nhà hàng gọi điện để xác nhận lịch đặt chỗ của bạn, shipper gọi điện để bạn xuống lấy đồ, nhà tuyển dụng gọi để hẹn lịch phỏng vấn, bạn gọi điện cho tổng đài tư vấn để đăng ký dịch vụ…

Một số người trẻ ngày nay không thường xuyên gọi điện. Họ sống trong một thế giới tràn ngập ứng dụng nhắn tin, họ có thể hiểu rõ các quy tắc nhắn tin, ý nghĩa của các biểu tượng, emoji, nhưng không thực hành gọi điện nhiều như thế hệ ông bà, bố mẹ nên chưa có đủ kỹ năng khi ứng xử trong một vài tình huống.

Gọi điện thoại cũng đòi hỏi một sự tinh tế và quy tắc ngầm nhất định, tùy thuộc vào tính cách người đối thoại. Ví dụ nên bắt đầu gọi điện vào thời gian nào, có nên nhắn tin để thông báo trước khi gọi không (đề phòng người đó đang bận làm), hay nên kết thúc cuộc gọi ra sao để không kém duyên. Kể cả có biết điều mình muốn nói khi gọi cho ai đó, nhưng một số người vẫn phải tập luyện trước để có lời mở đầu suôn sẻ.

Phan Anh

Video: Cụ Nguyễn Đức Cần – Lương y Việt Nam siêu phàm mà khoa học chưa thể lý giải

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

1 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

3 giờ ago