Tiến sĩ Ian Stevenson (1918-2007) của ĐH Virginia là nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực luân hồi. Người kế thừa di sản của ông, TS. Jim Tucker, đã mô tả một vài nỗ lực trong việc đưa các nghiên cứu của mình và của TS. Stevenson lên các tạp chí bình duyệt trong giới khoa học chủ lưu – mà đa phần là không thành công.
Năm 2014, họ vừa hoàn thành việc xem xét lại một trường hợp thú vị ở miền trung-tây nước Mỹ. Một cậu bé tên Patrick có 3 vết bớt hoàn toàn trùng khớp với những vết thương trên thân thể Kevin – người anh trai đã qua đời vì ung thư trước khi Patrick sinh ra:
Ngoài ra, Kevin chỉ đi bằng một chân, và Patrick cũng vậy. Patrick dường như cũng có những ký ức về các sự kiện mà cậu chưa bao giờ trải qua trong đời, như sống trong căn chung cư cũ của gia đình (nơi Kevin từng sống). Patrick cũng nhắc đến một người họ hàng đã khuất với biệt hiệu “Bill cướp biển”, và các chi tiết này được người nhà xác minh là chính xác. Dường như Billy và Patrick đã nói chuyện với nhau khi Patrick “ở một thời điểm nào đó” giữa 2 kiếp sống.
Stevenson đã đặt tiêu đề cho nghiên cứu này là “4 đặc điểm dị thường tương đồng bất ngờ giữa một cậu bé và người anh quá cố.” Ông đã gửi cho Lancet, một trong những tạp chí y khoa hàng đầu thế giới.
Thư trả lời như sau: “Sau khi thảo luận với một vài biên tập viên ở đây, chúng tôi quyết định rằng bài nghiên cứu này nên được đăng ở nơi khác.” Trong quyển sách, “Return to life” (Tạm dịch: Trở lại cuộc sống), TS. Tucker có kể về nhiều lời từ chối của các ấn phẩm chủ lưu. Nhưng TS. Stevenson cũng có một vài thành công trong việc đưa các bài viết về nghiên cứu luân hồi lên mặt báo.
Bài viết về cậu bé Patrick rốt cuộc đã được tạp chí Khám phá khoa học đăng tải (Journal of Scientific Exploration) – một tạp chí bình duyệt thân thiện với các chủ đề gây tranh cãi. Nhưng tạp chí Lancet rốt cuộc cũng đăng tải bài viết của TS. Stevenson “Tiền kiếp của các cặp sinh đôi” vào năm 1999 – mà họ thậm chí còn không đặt dấu chấm hỏi ở cuối tiêu đề, TS. Tucker kể lại.
Bài viết bao gồm 42 trường hợp các cặp sinh đôi, trong đó có ít nhất một người đã kể lại kiếp sống trước đây.
Ngay cả khi những tạp chí chủ lưu bỏ qua phần lớn các nghiên cứu, TS. Stevenson vẫn có được một số công nhận nhất định.
Năm 1975, Tạp chí của Hội y khoa Hoa Kỳ đã viết: “Trong vấn đề luân hồi, ông đã lý trí và cẩn thận thu thập các trường hợp chi tiết ở Ấn Độ, các trường hợp mà bằng chứng rất khó để lý giải theo bất kỳ cách nào khác… Ông đã thu thập một lượng lớn dữ liệu mà không thể bị phớt lờ.”
TS. Tucker nói rằng ông sẽ tiếp tục phân tích bằng công nghệ hiện đại khoảng 2.000 trường hợp mà TS. Stevenson đã thu thập. Còn chính TS. Tucker thì ngày càng tập trung vào các trường hợp ở Hoa Kỳ – vốn sẽ dễ cho giới chủ lưu tiếp nhận hơn, so với đa phần các trường hợp ở nước ngoài mà TS. Stevenson đã thu thập.
Khi xem xét nhiều báo cáo khám nghiệm tử thi hoặc nói chuyện với gia đình của người quá cố, TS. Stevenson nhận thấy đứa trẻ có vết bớt thường trùng khớp với vị trí của vết thương từ kiếp trước.
Theo TS. Tucker, ngay cả khi người ta thừa nhận luân hồi, vẫn khó có thể hiểu tại sao một dấu vết lại xuất hiện trên thân thể mới.
Trong quyển “Luân hồi và sinh học,” TS. Stevenson đã kể về trường hợp một thanh niên nhớ lại tai nạn nghiêm trọng từ nhiều năm trước. Trong ký ức đó, cánh tay của anh đã bị trói phía sau, và khi anh nhớ lại, cánh tay anh cũng xuất hiện những vết như dây trói.
Nếu tâm trí con người có thể khiến những dấu vết vật lý xuất hiện trên cơ thể, thì ký ức từ tiền kiếp cũng có thể tạo ra những vết bớt trên cơ thể mới, theo TS. Stevenson. Nhiều vết bớt dường như có liên quan đến những thương tích trong các kiếp sống trước, và sẽ phai dần khi ký ức phôi phai. Trẻ nhỏ thường có thể nhớ lại những kiếp sống trước, nhưng các ký ức luân hồi này dần biến mất khi chúng lớn lên.
Chuyên gia thần kinh Joe Dispenza trong bộ phim tài liệu What the Bleep Do We Know!? (tạm dịch: “Chúng ta biết cái quái gì?!”) cũng từng nói rằng suy nghĩ của con người có thể gây ra ảnh hưởng vật lý lên cơ thể của chính họ.
Ví dụ, trong một thí nghiệm, các đối tượng được yêu cầu dùng ngón tay kéo một thiết bị có lò xo trong 1 giờ mỗi ngày, trong 4 tuần. Những ngón tay được tập luyện đã khỏe hơn 30%. Một nhóm khác chỉ tưởng tượng tập luyện trong cùng một khoảng thời gian. Tuy chẳng hề dùng đến ngón tay, nhưng ngón tay của nhóm này đã tăng 22% sức mạnh.
TTVN cũng từng có một bài viết về 12 vị trí đau trên cơ thể báo hiệu rằng nội tâm đang gặp vấn đề và chuyên đề về sức mạnh của ý nghĩ.
Tucker viết: “Nếu tâm trí vẫn tồn tại sau cái chết và trú ngụ trong một phôi thai đang lớn lên, tôi có thể hiểu cách những ký ức tác động lên phôi thai. Không phải là bản thân vết thương hay cơ thể trước đây gây ra vết bớt hay các khiếm khuyết sơ sinh, mà chính những ấn tượng trong tâm trí của cá nhân mới là nguyên nhân.”
Theo Tara MacIsaac, Epoch Times,
Phong Trần (T/H)
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…