Hiện tượng nhật thực hình khuyên sẽ xảy ra ở bán cầu Nam vào ngày chủ nhật 26/2, đây là lần nhật thực đầu tiên và cũng rất kỳ thú diễn ra trong năm 2017.
Được gọi với cái tên nhật thực hình khuyên hay “vòng lửa,” hiện tượng thiên văn này xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển phía trước Mặt Trời, tạo thành vệt tối trên Trái Đất. Bởi vì có quỹ đạo hình ê-clíp, Mặt Trăng sẽ ở cách xa Trái Đất nhất (378.210 km) và không thể bao phủ hết bề mặt Mặt Trời trong nhật thực. Kết quả là, sẽ xuất hiện một vòng sáng mỏng và rực rỡ quanh Mặt Trăng.
Bạn có thể xem lại cảnh nhật thực hình khuyên vào tháng 9/2016 ở đảo Réunion, Ấn Độ Dương trong video sau:
Cũng như các lần nhật thực khác, chỉ một phần nhỏ dân số thế giới là có cơ hội được chiêm ngưỡng đầy đủ vòng lửa của Mặt Trời. Dải diện tích này sẽ rộng 72 km và trải dài 13.680 km, đi qua Nam Thái Bình Dương, Nam Mỹ tới Nam Đại Tây Dương và châu Phi. Bên ngoài dải diện tích này, hàng triệu người sẽ chỉ có cơ hội được xem nhật thực một phần.
“Trên thang điểm từ 0 đến 10 về sự choáng ngợp và dữ dội, nhật thực một phần được tôi cho điểm 4,” TS. Kate Russo, một chuyên gia nhật thực người Úc cho biết. “Nhật thực hình khuyên, tôi sẽ cho điểm 9 – có những trải nghiệm bổ sung như: ánh sáng từ từ mờ dần, phản ứng của động vật, bóng tối kéo đến và nhìn thấy vòng lửa. Điều đó thật tuyệt vời.”
Nhật thực hình khuyên thường xảy ra 1-2 năm/lần ở những vùng khác nhau khắp thế giới. Lần tiếp theo sẽ là châu Á, vào ngày 26/12/2019.
Nếu bạn không có dịp tận mắt ngắm nhìn toàn bộ nhật thực lần này, video quay trực tiếp tại trang Slooh sẽ có thể là một lựa chọn tối ưu. Hãy tham gia cùng các nhà thiên văn học vào lúc 19h ngày 26/2.
Ngoài nhật thực “vòng lửa” khá thú vị sắp tới, ngày 21/8 sẽ diễn ra sự kiện thiên văn lớn nhất trong năm: nhật thực toàn phần, tại Bắc Mỹ.
Và nếu bạn bước ra ngoài trời để quan sát, hãy nhớ rằng chỉ trong khoảnh khắc 1-2 phút khi Mặt Trời bị che phủ hoàn toàn 100% thì mới an toàn để nhìn bằng mắt thường mà không có phương tiện bảo hộ. Còn lại thì bạn cần luôn dùng kính chuyên dụng hoặc kính thiên văn có lắp màng lọc giảm sáng. Việc nhìn thẳng vào Mặt Trời có thể gây tổn hại mắt vĩnh viễn.
Theo MNN, NASA
Sơn Vũ
Xem thêm:
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…
Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…
Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…