Khoa Học - Công Nghệ

Nhiệt độ Trái đất lại thêm kỷ lục mới vào tháng Ba

Hôm 9/4, Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) thông báo, Trái đất vừa trải qua tháng Ba nóng nhất trong lịch sử, đây là tháng thứ 10 liên tiếp thiết lập kỷ lục mới về nhiệt độ nóng.

Cơ quan Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh Châu Âu cho biết tháng Ba năm nay là tháng nóng nhất trong lịch sử Trái đất. (Ảnh minh họa: Lemonsoup14/ Shutterstock)

Reuters đưa tin, hôm 9/4 Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu nêu trong bản tin hàng tháng rằng so với nhiệt độ hàng tháng tương ứng của những năm trước, nhiệt độ hàng tháng trong 10 tháng qua là nóng nhất trong lịch sử toàn cầu.

C3S cho biết 12 tháng vừa qua, tính đến tháng Ba năm nay, cũng được liệt vào danh sách 12 tháng nóng nhất trong lịch sử Trái đất. Từ tháng 4/2023 – 3/2024, nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,58 độ C so với nhiệt độ trung bình trước thời kỳ công nghiệp hóa từ 1850 – 1900.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, phó giám đốc Samantha Burgess của C3S chia sẻ: “Điều chúng tôi rất quan tâm là xu hướng dài hạn của những kỷ lục mới, mỗi tháng lại chứng kiến thêm kỷ lục mới về nhiệt độ cho chúng ta thấy khí hậu đang thay đổi nhanh chóng”.

Cơ sở dữ liệu C3S có từ năm 1940, các nhà khoa học đã kiểm tra chéo dữ liệu của C3S với các dữ liệu khác và xác nhận rằng tháng trước là tháng Ba nóng nhất kể từ thời tiền công nghiệp.

Năm 2023 được cho là năm có nhiệt độ trung bình cao nhất trong lịch sử nhiệt độ Trái đất tính từ năm 1850.

Năm nay thời tiết khắc nghiệt và nhiệt độ bất thường đã tàn phá một số khu vực. Hạn hán do biến đổi khí hậu gây ra ở rừng nhiệt đới Amazon đã gây ra các vụ cháy rừng kỷ lục ở Venezuela từ tháng 1 đến tháng 3, trong khi thời tiết khô hạn ở miền nam châu Phi phá hủy mùa màng và khiến hàng triệu người phải đối mặt với nạn đói.

Vào tháng Ba, các nhà khoa học biển cũng cảnh báo vấn đề nước biển nóng lên khiến có thể xảy ra hiện tượng tẩy trắng san hô quy mô lớn ở Nam bán cầu, đây có thể là điều tồi tệ nhất trong lịch sử Trái đất.

Tẩy trắng san hô là hiện tượng màu của san hô biến trắng do ảnh hưởng của các yếu tố như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… Khi san hô bị biến trắng, nghĩa là các vi sinh vật sống bên trong san hô đã bị mất đi, dẫn đến tình trạng san hô yếu đuối và dễ bị tổn thương hơn. Điều này là nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái san hô.

C3S cho biết nguyên nhân chính dẫn đến nhiệt độ cao bất thường là do con người thải ra khí nhà kính. Các yếu tố khác làm tăng nhiệt độ bao gồm El Nino, một kiểu thời tiết khiến nước bề mặt ở phía đông Thái Bình Dương ấm lên.

Hiện tượng El Nino đạt đỉnh điểm từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 1 năm nay và hiện đang suy yếu, có thể vào cuối năm nay thời tiết nắng nóng kéo dài do El Nino được hạ nhiệt.

Theo C3S, dù hiện tượng El Nino đã giảm bớt trong tháng Ba nhưng nhiệt độ mặt nước biển trung bình trên thế giới vẫn đạt mức cao nhất mọi thời đại và nhiệt độ không khí đại dương vẫn cao bất thường.

Chấn Vũ

Published by
Chấn Vũ

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

5 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

5 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

8 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

8 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

9 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

12 giờ ago