Khoa Học - Công Nghệ

Phát hiện ‘mặt trăng thứ 2’ sẽ quay quanh Trái đất 2 tháng rồi rời đi

Từ tháng 9 đến tháng 11, Trái đất sẽ nhận nhiệm vụ trông nom ‘mặt trăng thứ 2’. Sau đó, ‘mặt trăng’ sẽ bay vũ trụ và hẹn gặp lại chúng ta vào năm 2055.

Từ tháng 9 đến tháng 11, Trái đất sẽ nhận nhiệm vụ trông nom ‘mặt trăng thứ 2’. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Khi đứng ở Trái đất nhìn lên bầu trời, chúng ta đã quen với hình ảnh một mặt trăng tỏa sáng từ bao đời nay. Tuy nhiên, một ‘mặt trăng’ nữa đang tạm thời ghé thăm chúng ta từ tháng 9 đến cuối tháng 11. 

Với tính chất giống đá và có kích thước gần bằng một chiếc xe buýt trường học, vật thể này là một tiểu hành tinh và các nhà khoa học đang thích thú gọi nó là ‘mặt trăng thứ hai’.

Trái đất đã có 2 mặt trăng như thế nào?

Tiểu hành tinh này di chuyển theo một đường đi hình móng ngựa qua hệ mặt trời nên nó được phân loại là vật thể gần Trái đất (hay NEO). Có rất nhiều NEO trong không gian vũ trụ. Theo một nghiên cứu do Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ công bố, trong khi bay ngang qua gần Trái đất, năng lượng hấp dẫn của vật thể này đang tạm thời giảm xuống mức âm – nghĩa là nó đang ở trong quỹ đạo Trái đất.

Vào ngày 29 tháng 9, thông tin này chính thức được công bố. NEO đang bị kẹt trong quỹ đạo Trái đất, vậy nên về mặt kỹ thuật, nó đã trở thành mặt trăng thứ hai của chúng ta. Nó được đặt tên là 2024 PT5. Tuy nhiên, tảng đá này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nó không thể hoàn thành hết một vòng quay xung quanh Trái đất và sẽ lao vút đi chỉ sau vài tuần.

Mặc dù được gọi là ‘mặt trăng’ nhưng trên thực tế vật thể này chỉ dài 33 feet (10.0584 mét), nhỏ hơn khoảng 345.000 lần so với vệ tinh mặt trăng vĩnh cửu của Trái đất. Vì nó rất nhỏ nên người bình thường sử dụng thiết bị nghiệp dư sẽ không thể nhìn thấy được. Theo Live Science, các nhà thiên văn học có thể quan sát nó bằng kính viễn vọng công suất cao.

“Vật thể này quá nhỏ và mờ đối với kính viễn vọng và ống nhòm nghiệp dư thông thường. Tuy nhiên, vật thể này nằm trong phạm vi độ sáng của kính viễn vọng thông thường mà các nhà thiên văn học chuyên nghiệp sử dụng”, tác giả nghiên cứu Carlos de la Fuente Marcos, giáo sư tại Universidad Complutense de Madrid, cho biết.

Có thể nói, hiện tại Trái đất của chúng ta đang phải tạm thời ‘trông nom’ một tiểu hành tinh. Tuy nhiên, “em bé hành tinh” này sẽ không ở lại quá lâu mà sẽ rời khỏi quỹ đạo Trái đất vào ngày 25 tháng 11. Nó sẽ bắt đầu hành trình quay trở lại không gian sâu thẳm và không được nhìn thấy lại trong nhiều thập kỷ.

‘Mặt trăng’ này đến từ đâu?

Trong nhiều năm qua, vô số các vật thể không gian (như 2024 PT5) đã lướt qua Trái đất. NEO lần này được cho là có nguồn gốc từ Arjunas – một vành đai tiểu hành tinh thứ cấp trong hệ mặt trời nằm gần Trái đất. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều NEO trong cụm này, một số trong đó thậm chí đã từng đến thăm Trái đất trước đây. Chuyến ghé thăm của “mặt trăng” lần này giống với chuyến ghé thăm 2022 NX1 trước đây. Vật thể đó đã quay quanh Trái đất vào năm 1981 và 2022 trước khi bay vào không gian.

Sau khi tạm biệt chúng ta vào tháng 11, 2024 PT5 sẽ bắt đầu cuộc du hành trong vũ trụ và hẹn gặp lại Trái đất vào năm 2055.

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Thay đổi suy nghĩ để có một cuộc sống tích cực hơn

Chúng ta không thể kiểm soát những sự cố, thử thách, nỗi đau diễn ra…

44 phút ago

Ukraine có thể huy động phụ nữ ra tiền tuyến để “cứu Châu Âu” — Zaluzhny

Khi các hình ảnh bắt lính ở toàn quốc Ukraine rộ lên trên mạng xã…

1 giờ ago

Vô tình ngã vào đá, người đàn ông phát hiện hóa thạch 439 triệu năm tuổi

Trong lúc chơi đùa, một nhà cổ sinh học đã vô tình ngã vào mỏm…

1 giờ ago

Người đàn ông Canada phá kỷ lục thế giới khi dắt 38 con chó đi dạo cùng lúc

Một người đàn ông Canada gần đây đã phá kỷ lục Guinness thế giới khi…

2 giờ ago

Bác sĩ khiếp sợ khi người đàn ông mang con rắn độc cắn mình đến bệnh viện

Một người đàn ông ở Bihar, Ấn Độ, đã bị rắn độc cắn vào cánh…

2 giờ ago

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có chuyến thăm tới Ukraine hôm 21/10…

5 giờ ago