Khoa Học - Công Nghệ

Quét Lidar tiết lộ bí ẩn về thành phố ngầm khổng lồ Angkor Wat

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn một ngôi đền giữa rừng rậm là Angkor Wat. Đây là ngôi đền lớn nhất thế giới và là báu vật quốc gia của Campuchia. Nó xuất hiện trên quốc kỳ như một biểu tượng quốc gia và được chọn là kỳ quan vĩ đại thứ 8 trên thế giới vào năm 2023. Hàng triệu khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Tất cả những ai từng đến thăm Angkor Wat đều bị ấn tượng bởi quy mô hoành tráng và những bức phù điêu tinh xảo.

Thành phố lớn nhất trong số này có diện tích 1.000 km2 và Angkor Wat nằm ngay trung tâm thành phố dưới lòng đất. (Ảnh: Shutterstock)

Người phương Tây đầu tiên khám phá Angkor Wat vào thời hiện đại, nhà tự nhiên học người Pháp thế kỷ 19 Henri Mouhot, cho rằng nó có thể so sánh với Đền Solomon. Đền thờ Solomon là ngôi đền nơi người Do Thái cất giữ Hòm Giao ước cách đây 3.000 năm. Nó đóng một vai trò then chốt trong Kinh thánh. Mouhot cũng ca ngợi Angkor Wat là Mouhot còn ca ngợi rằng Angkor Wat “vĩ đại hơn bất kỳ thứ gì mà Hy Lạp hoặc La Mã để lại cho chúng ta”.

Maurice Glaize, chuyên gia bảo tồn cổ đại người Pháp từng làm việc tại Angkor Wat trong nhiều năm, cũng ca ngợi Angkor Wat “có thể so sánh với bất kỳ thành tựu kiến ​​trúc nổi bật nhất nào trên thế giới”.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn về người đã xây dựng Angkor Wat và nó được xây dựng khi nào.

Cung điện dưới lòng đất

Năm 2001, bộ phim phiêu lưu Hollywood “Tomb Raider” đã thành công vang dội trên toàn thế giới và địa điểm quay phim của bộ phim tại Angkor Wat ở Campuchia, đã trở nên nổi tiếng ngay lập tức. Cảnh quay kinh điển trong phim, dưới gốc rễ cây cổ thụ, là lối vào cung điện ngầm tại Đền Ta Prohm ở Angkor Wat. Nơi đây đã nhanh chóng trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều fan điện ảnh.

Vào năm 2015, phát hiện của nhà khảo cổ học người Úc Damian Evans đã khiến Angkor Wat bí ẩn trở nên nổi tiếng một lần nữa. Bởi vì cung điện dưới lòng đất trong phim thực sự đã được phát hiện.

Evans và nhóm của ông đã sử dụng công nghệ quét lidar để phát hiện ra rằng có một tòa nhà xoắn ốc khổng lồ dài 1.500 mét và rộng 600 mét bên dưới Angkor Wat, với 8 tòa tháp khổng lồ bên cạnh. Họ tin rằng tòa nhà hình xoắn ốc này có ý nghĩa tôn giáo, nhưng chi tiết cụ thể sẽ phụ thuộc vào kết quả khai quật trong tương lai.

Công nghệ quét LiDAR giống như trang bị cho các nhà khảo cổ một con mắt phối cảnh, cho phép họ nhìn thấy các công trình kiến ​​trúc bị chôn sâu trong lòng đất. Từ năm 2007, Evans và nhóm của ông đã quét và phân tích hàng nghìn km2 diện tích xung quanh Angkor Wat và phát hiện có nhiều thành phố bị chôn vùi dưới lòng đất.

Thành phố lớn nhất trong số này có diện tích 1.000 km2 và Angkor Wat nằm ngay trung tâm thành phố dưới lòng đất này. Khái niệm 1000 km2 là gì? Nó chỉ lớn hơn Thâm Quyến một chút thôi. Nếu thành phố này thực sự tồn tại, nó sẽ là thành phố lớn nhất thế giới trước Cách mạng Công nghiệp. Không chỉ vậy, thành phố này và các thành phố lân cận khác tạo thành một mạng lưới khổng lồ, bao phủ hầu hết lục địa Đông Nam Á với các khu dân cư có mật độ thấp, những con đường trật tự, các ao hồ và cánh đồng, cùng với một mạng lưới đường cao tốc kết nối với các thành phố khác.

Những phát hiện của Evans đã gây xôn xao dư luận. Một số nhà sử học thậm chí còn cho rằng phát hiện của ông có thể viết lại lịch sử Đông Nam Á. Tại sao lại nói vậy?

Lịch sử dân tộc Khmer

Trước tiên chúng ta hãy nhìn sơ qua về lịch sử của người Khmer ở ​​Angkor Wat. Vương quốc sớm nhất xuất hiện trên vùng đất này có tên là Phù Nam, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Theo ghi chép lịch sử Trung Quốc, người Phù Nam thời đó chưa biết dệt vải và trang phục. (Lương Thư: Phong tục dân gian của Phù Nam là mọi người khỏa thân, xăm mình và không mặc quần áo.) Nó thuộc về thời kỳ sơ khai sớm nhất của nhân loại, và đất nước này chỉ là một liên minh lỏng lẻo của các thành bang. Vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, thành bang Chân Lạp đã tiêu diệt Phù Nam và trở thành quyền lực chính. Tuy nhiên, Chân Lạp cũng là một quốc gia liên bang, nhỏ hơn Phù Nam. 300 năm sau, Jayavarman II thành lập vương triều Angkor. Đây là vương quốc thực sự của người Khmer.

Vào đầu thế kỷ 12, Vương quốc Angkor đạt đến đỉnh cao dưới sự cai trị của Suryavarman II. Người ta thường tin rằng Angkor Wat được xây dựng vào thời điểm đó. Vậy thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ lớn đến mức nào? Ở phía Đông, thành phố thịnh vượng nhất là Khai Phong, thủ đô của Bắc Tống, với diện tích không quá 50 km2 và dân số khoảng 1 triệu người. Thành phố thịnh vượng nhất ở phía tây là Constantinople ở ngã ba châu Âu và châu Á, thủ đô của Vương quốc Byzantine, với diện tích chưa đầy 20 km2 và dân số từ 500.000 đến 1 triệu người.

Một thành phố rộng 1.000 km2 có diện tích gấp 20 lần Khai Phong liệu có thể xây dựng được Angkor, một quốc gia nhỏ bé trong rừng rậm?

Bỏ qua phần ngầm, chỉ cần nhìn vào quần thể Angkor Wat trên mặt đất. Tất cả các ngôi đền và tu viện đều sử dụng những tảng đá lớn nặng hơn vài tấn. Người ta ước tính cần tới 300.000 người và 6.000 con voi trong năm đó để hoàn thành, gấp 4,5 lần nhân lực cần thiết để xây dựng các kim tự tháp Ai Cập. Liệu Angkor, quốc gia nhỏ hơn Trung Quốc hơn 10 lần, có thể sử dụng được nguồn nhân lực lớn như vậy? Nếu nó thực sự được sử dụng, liệu người dân có sẵn sàng lao động không?

Quan trọng hơn, ngoài vẻ ngoài lộng lẫy, công trình xây dựng Angkor Wat còn chứa đựng trí tuệ phi thường.

Núi Tu Di trên trái đất

Đầu tiên chúng ta hãy nhìn vào cấu trúc của Angkor Wat. Ngọn núi chùa ở trung tâm Angkor Wat bao gồm ba bệ hình chữ nhật được bao quanh bởi các tu viện, các lớp xếp chồng lên nhau giống như một kim tự tháp, tượng trưng cho một khái niệm rất quan trọng trong tín ngưỡng Phật giáo, đó là Núi Tu Di.

Theo mô tả về vũ trụ trong kinh Phật, tầng dưới cùng của thế giới là phong luân (bánh xe gió), bên dưới bánh xe gió là hư không, phía trên phong luân là thủy luân (bánh xe nước) và phía trên thủy luân là bánh kim luân (bánh xe vàng). Phía trên kim luân là núi Tu Di. Lấy núi Tu Di làm trung tâm, có 8 ngọn núi và 8 biển. Ngọn núi ngoài cùng gọi là Thiết Vi Sơn, biển ngoài cùng gọi là Hàm Hải. Trong Hàm Hải có 4 đại bộ châu, và nhân loại chúng ta cư trú ở Nam Thiệm Bộ Châu. Tám núi và tám biển cùng với núi Tu Di ở giữa tạo thành một không gian, cùng với cõi trời mà các vị thiên thần cư trú, tất cả hợp lại tạo nên thế giới mà chúng ta đang sống.

Trong kinh A Hàm của Phật giáo có nói rằng, mặt Bắc của núi Tu Di được tạo thành từ vàng, chiếu sáng vùng Bắc Câu Lô châu; mặt Đông được tạo thành từ bạc, chiếu sáng vùng Đông Thắng Thần châu; mặt Nam được tạo thành từ lam lưu ly, chiếu sáng vùng Nam Thiệm Bộ; mặt Tây được tạo thành từ pha lê, chiếu sáng vùng Tây Ngưu Hạ châu. Pha lê là một loại tinh thể. Trên đỉnh mỗi ngôi đền ở Angkor Wat đều có 5 tháp đứng vươn lên, sắp xếp theo hình bông hoa 5 cánh, tương ứng với bốn loại vật chất là vàng, bạc, lưu ly và pha lê, cùng với đỉnh núi Tu Di. Ba vòng hành lang bên dưới tương ứng với ba luân là kim, thủy và phong dưới chân núi Tu Di; xung quanh ngôi đền được bao quanh bởi một hào nước, tương ứng với Hàm Hải bao quanh núi Tu Di.

Có vẻ như những người xây dựng đã xây dựng Angkor Wat như một hình ảnh phản chiếu của núi Tu Di tại nhân gian.

Không chỉ vậy, nếu nhìn loạt ngôi đền chính của Angkor Wat, bạn có thể thấy chúng rất giống với hình dạng của chòm sao Draco (chòm sao Rồng) trên bầu trời. Trong chiêm tinh học của Trung Quốc, chòm sao Rồng thuộc về Tử Vi Viên. Tử Vi Viên là nơi Thiên Đế cư ngụ và làm việc, nằm ở phía Bắc của sao Bắc Đẩu, ở vị trí trung tâm của bầu trời phía Bắc, còn được gọi là Trung Cung, là điểm trung tâm cho sự vận chuyển của các vì sao, rất quan trọng.

Vậy nói cách khác, Angkor Wat không chỉ tương ứng với trung tâm vũ trụ trong tín ngưỡng Phật giáo, mà còn tương ứng với vị trí quan trọng nhất trong tín ngưỡng Đạo giáo. Đó chẳng phải là một thiết kế rất kỳ vĩ sao?

Hơn nữa, những người xây dựng Angkor Wat đã sử dụng trí tuệ vượt trội, dựa vào nguyên lý phân chia giữa ngày và đêm, tính toán thời gian và góc phương vị của các tháp. Họ khéo léo để cho ánh mặt trời vào lúc bình minh vào hai ngày xuân phân và thu phân chính xác từ đỉnh tháp giữa, chiếu sáng vào bên trong tháp. Vào ngày hạ chí, mặt trời sẽ mọc từ đỉnh tháp bên trái, còn vào ngày đông chí, mặt trời sẽ mọc từ đỉnh tháp bên phải, thật là kỳ diệu.

Angkor Wat (Shutterstock)

Vương quốc Angkor 900 năm trước?

Vậy, liệu Vương quốc Angkor 900 năm trước có kiến ​​thức thiên văn phong phú và kỹ thuật kiến ​​trúc siêu việt để xây dựng ngôi đền này hay không?

Điều đáng tiếc là nền văn minh Angkor nhanh chóng suy tàn vào thế kỷ 15, Angkor Thom nhanh chóng bị bỏ hoang mà không để lại bất kỳ văn bản nào có giá trị. Sự hiểu biết của người dân về Angkor Thom chủ yếu đến từ cuốn du ký Chân Lạp phong thổ ký’ của Chu Đạt Quan, một nhà ngoại giao thời nhà Nguyên, viết. Vào đầu thế kỷ 13, Chu Đạt Quan đến Angkor với tư cách là sứ giả và sống ở Angkor Thom trong một năm, sau đó viết cuốn du ký này.

Các ghi chú trong ‘Chân Lạp phong thổ ký’ mô tả rất chi tiết các khía cạnh khác nhau của Angkor Thom. Vào thời điểm đó, Angkor Wat đã được sử dụng làm ngôi đền. Ở Vương quốc Angkor cũng có những người thông thạo thiên văn học và có thể tính toán nhật thực và nguyệt thực. Nhưng điều kỳ lạ là, không giống như những gì chúng ta tưởng tượng, nền văn minh tổng thể của họ vẫn chưa bước vào trạng thái tương đối phát triển. Chẳng hạn, thói quen mặc quần áo của người dân vẫn còn nguyên trạng. Đàn ông, phụ nữ, già trẻ chỉ mặc vải quanh eo và để lộ ngực. Chỉ che mình bằng một tấm vải lớn khi đi ra ngoài. Nhà dân gian chỉ dùng lá cỏ làm mái, ngói chỉ có hoàng tử, quý tộc mới dùng, chỉ dùng ở chính điện. Mặc dù chữ viết đã có sẵn nhưng vẫn chưa có giấy tờ. Các văn bản thông thường và thông báo của chính phủ được viết trên da hươu bằng một loại phấn trắng, sau khi ướt có thể lau sạch, da hươu có thể tái sử dụng. Đây có thể là lý do khiến lịch sử Vương quốc Angkor chưa được lưu truyền. Bởi vì văn bản không thể được bảo quản đúng cách.

Vậy, với nền văn minh còn tương đối nguyên thủy như vậy, bạn có nghĩ có thể xây dựng một công trình đỉnh cao trên thế giới mà hàng trăm năm nữa vẫn nổi bật không? Liệu có thể xây dựng được một thành phố lớn với bán kính hai ngàn dặm không?

Trên thực tế, quy mô của Angkor Thom đã được mô tả rõ ràng trong ‘Chân Lạp phong thổ ký’  của ông rằng: “Khu vực xung quanh Angkor Thom là hai mươi dặm”. Nói cách khác, thành phố này chỉ có diện tích 20 dặm vuông, có lẽ bằng một nửa diện tích của Constantinople. Tuy nhiên, quét Lidar cho thấy thực sự có một thành phố ngầm khổng lồ. Làm thế nào để giải thích điều này?

Phải chăng thành phố ngầm này được xây dựng bởi một nền văn minh tương đối phát triển thời tiền sử? Có lẽ Angkor Wat không bị cát bụi vùi lấp vì nằm trên một vùng đất tương đối cao? Bởi vì hiển nhiên cả Angkor lẫn hai triều đại cũ là Chân Lạp và Phù Nam đều không có đủ sức mạnh để xây dựng thành phố khổng lồ này và những ngôi đền trong thành phố.

Trên thực tế, một truyền thuyết địa phương đã được nhắc đến trong cuốn “Chân Lạp phong thổ ký”, kể rằng: “Chùa đá cách cổng phía nam hơn nửa dặm. Người ta nói rằng Lỗ Ban đã xây dựng nó trong một đêm”. chùa đá được xây dựng bởi một kiến ​​trúc sư tài năng như Lỗ Ban. Năm 1622, trong “Thơ Angkor Wat” viết bằng tiếng Khmer cũng đề cập rằng Angkor Wat được một vị thần Ấn Độ xây dựng cho vua Khmer. Nói một cách dễ hiểu, Angkor Wat không phải do chính người dân Angkor xây dựng.

Vì vậy, có người đã đặt ra câu hỏi liệu có thể nào toàn bộ khu kiến trúc Angkor Wat là do một nền văn minh tiền sử nào đó xây dựng, và người Khmer đã phát hiện ra nó trong rừng, sau đó chỉ tiến hành một số sửa sang nhẹ, thêm vào một số tượng và phù điêu, khắc các dòng chữ, rồi biến nó thành đền thờ của họ. Liệu có khả năng như vậy không? Trên mạng cũng lưu truyền một quan điểm tương tự, nói rằng ba kim tự tháp lớn ở Ai Cập không phải do người Ai Cập xây dựng, mà là do con người tiền sử xây dựng, và các vị vua Ai Cập chỉ đơn giản là sử dụng chúng mà thôi.

Angkor Temple (Shutterstock)

Nền văn minh 12.500 năm trước

Graham Hancock, một tác giả người Anh chuyên về khảo cổ học có sách bán chạy nhất, đã đề xuất trong một cuốn sách của mình rằng Angkor Wat có thể đã được người cổ đại xây dựng cách đây 12.500 năm.

Ông nói rằng, vị trí của các vì sao trên trời không phải là cố định. Do trục quay của Trái Đất có sự rung động chậm, các chòm sao trên bầu trời sẽ thay đổi 1 độ sau mỗi 72 năm, và hoàn thành một chu kỳ trong 25.920 năm, điều này được gọi là độ lệch năm. Chính vì sự lệch năm này, hiện nay, các ngôi đền chính ở Angkor Thom tạo thành một hình dạng trên mặt đất có sự khác biệt về phương vị so với chòm sao Rồng. Tuy nhiên, vào năm 10.500 trước Công Nguyên, tức là 12.500 năm trước, vào ngày xuân phân, vào thời điểm mặt trời mọc, chòm sao Rồng nằm ở hướng Bắc trên bầu trời, trải dài qua đường kinh tuyến, và hình dạng của nó sẽ hoàn toàn khớp với hình dạng mà các ngôi đền tạo thành trên mặt đất. Vậy có khả năng Angkor Wat được xây dựng vào thời điểm đó không?

Một giả thuyết khác rất phổ biến trên mạng đến từ đông đảo cư dân mạng. Trong bộ phim mà chúng ta đã giới thiệu lúc đầu, “Tomb Raider” (Ngôi Mộ Kỳ Bí), trên tường của cung điện ngầm có khắc một dòng chữ như sau: “Khi sắt trở về ôm lấy đá, Thiên Luân sẽ quay, và bạn sẽ nhận được sức mạnh phi thường”.

Dù “câu chuyện này hoàn toàn là hư cấu” nhưng người hâm mộ không ngờ lại tìm thấy Thiên Luân đang quay trong số rất nhiều bức phù điêu ở Angkor Wat. Trong số những Thiên Luân này, mọi người đều ngạc nhiên khi tìm thấy một loài động vật thần kỳ, đó chính là loài Stegosaurus từ thời khủng long. Nhưng loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Đến thế kỷ 19 khi hóa thạch khủng long mới được phát hiện. Trong những năm dài đó, khủng long là sinh vật xa lạ đối với con người. Vậy làm thế nào người Angkor biết về sự tồn tại của khủng long cách đây 900 năm?

Ngôi đền này có thể có từ thời khủng long? Hoặc có thể khủng long đã xuất hiện từ thời cổ đại nào đó và giúp con người xây dựng nên tòa nhà tráng lệ này? Cho dù giả thuyết nào trong 2 giả thuyết này trở thành sự thật thì nó cũng sẽ gây chấn động thế giới loài người.

Tuy nhiên, sự thật có thể không được tiết lộ cho đến khi thành phố ngầm khổng lồ này thực sự được khai quật. Trước đó mọi chuyện vẫn còn là điều bí ẩn. Vậy bạn có nghĩ rằng Angkor Wat bí ẩn có thể đã được nền văn minh nhân loại xây dựng cách đây 12.000 năm hoặc sớm hơn?

Phù Dao

Published by
Phù Dao

Recent Posts

TP.HCM: Thêm một ca tử vong do sởi, là bé gái 12 tháng tuổi

Tích lũy từ đầu năm 2024 đến nay, TP.HCM ghi nhận 2.438 ca bệnh sởi,…

3 giờ ago

[VIDEO] Câu chuyện xúc động về “chuyến đi cuối cùng” của một tài xế taxi ở New York

Một ngày nọ, một tài xế taxi ở New York nhận được cuộc gọi xe…

4 giờ ago

38 du khách Việt Nam “mất tích” ở Jeju, Hàn Quốc

The Korea Times ngày 3/12 dẫn tin từ nhà chức trách cho biết một nhóm…

6 giờ ago

Xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch sẽ có màu tem kiểm định riêng

Từ 1/1/2025, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện…

8 giờ ago

Tổng Công ty Đường sắt VN nợ hàng trăm tỷ đồng, giữ 630 cơ sở nhà đất sau cổ phần hóa

Chỉ riêng tại Cơ sở 551 Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội), Tổng công ty Đường…

8 giờ ago

Nguồn tin nội bộ: Bộ trưởng TQ tham vọng dùng Pháp Luân Công làm bàn đạp

Trần Nhất Tân là một Bộ trưởng mới của Bộ An ninh Quốc gia, với…

8 giờ ago