“Chandrayaan-3” của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã hạ cánh thành công xuống mặt trăng, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hạ cánh mềm ở cực nam mặt trăng. Sau một thời gian ngủ đông, khả năng tàu đổ bộ mặt trăng Vikram và tàu thám hiểm mặt trăng Pragyan khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường là rất mong manh.
Theo The Indian Express đưa tin, hy vọng về sứ mệnh thám hiểm mặt trăng “Chandrayaan-3” của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ đang mờ dần vì tàu đổ bộ mặt trăng Vikram và xe thăm dò mặt trăng Pragyan không thể khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường.
Sau khi hoàn thành một số nhiệm vụ thám hiểm mặt trăng của “Chandrayaan-3”, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ đã đóng cửa mọi quy trình vận hành của tàu đổ bộ mặt trăng Vikram và xe thăm dò mặt trăng Pragyan trước khi mặt trời lặn và đặt chúng ở “chế độ ngủ” để kéo dài thời hạn của nhiệm vụ thám hiểm mặt trăng. Bởi vì thiết bị điện tử của tàu Vikram và xe thăm dò Pragyan không thể hoạt động bình thường trong điều kiện ban đêm khắc nghiệt của mặt trăng. Đêm trên mặt trăng tối đen như mực và các thiết bị năng lượng mặt trời không thể có đủ ánh sáng mặt trời để tạo ra điện.
Ngoài ra, nhiệt độ ban đêm của mặt trăng thấp hơn -200 độ C, điều đó có nghĩa là thiết bị điện tử của tàu Vikram và xe thám hiểm Pragyan có thể bị đóng băng do nhiệt độ cực thấp, cuối cùng bị phá hủy và không thể hoạt động trở lại. Do đó, khi mặt trời mọc trở lại gần cực nam của mặt trăng, tàu đổ bộ mặt trăng Vikram và xe hiểm mặt trăng Pragyan có thể hoạt động bình thường trở lại sau khi nhận đủ ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên, sau hai tuần đêm trăng lạnh, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ đã cố gắng đánh thức tàu đổ bộ mặt trăng đang ngủ yên Vikram và xe thăm dò mặt trăng Pragyan vào ngày 22/9 nhưng kết quả không thành công. Giờ đây, khi thời gian trôi qua, cơ hội để Vikram và Pragyan trở lại hoạt động bình thường là rất mong manh.
Ông AS Kiran Kumar, cựu chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông: “Cơ hội (Vikram và Pragyan) trở lại điều kiện làm việc bình thường sẽ theo thời gian ngày càng trở lên mỏng manh hơn.” Bởi vì nhiều bộ phận cơ khí có thể không thể trở lại trạng thái hoạt động bình thường trong điều kiện khắc nghiệt của mặt trăng.
Mặc dù sứ mệnh thám hiểm mặt trăng “Chandrayaan-3” không khôi phục lại hoạt động bình thường, nhưng nó vẫn đạt được thành công đáng kể. Mục tiêu chính của sứ mệnh thám hiểm mặt trăng này là chứng minh khả năng hạ cánh mềm trên mặt trăng của Ấn Độ. Ấn Độ cũng cùng với Mỹ, Liên Xô cũ và Trung Quốc vào hàng ngũ số ít quốc gia trên thế giới đã hạ cánh mềm trên mặt trăng.
Ngoài ra, xe thăm dò mặt trăng Pragyan đã đi được quãng đường khoảng 100 mét và phát hiện sự hiện diện của nhiều nguyên tố khác nhau trên mặt trăng. Đáng chú ý nhất, xe thăm dò đã tìm thấy bằng chứng về lưu huỳnh trên mặt trăng, điều mà chưa một sứ mệnh mặt trăng nào từng làm được trước đây.
Tờ Times of India, BBC News của Anh và CNBCTV18 của Mỹ đưa tin rằng vào khoảng 6:04 phút chiều ngày 23/8, theo giờ địa phương, “Chandrayaan-3” của Ấn Độ bắt đầu cố gắng hạ cánh xuống cực nam của mặt trăng. Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ cũng phát sóng trực tiếp quá trình này trên Youtube.
Cuối cùng, “Chandrayaan-3” đã hạ cánh thành công xuống cực nam của mặt trăng. Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hạ cánh mềm ở cực nam của mặt trăng.
Reuters đưa tin, ngày 21/8, Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã công bố những hình ảnh về phía xa của mặt trăng được chụp bởi tàu vũ trụ “Chandrayaan-3” sắp hạ cánh xuống cực nam của mặt trăng. Hình ảnh mặt trăng cho thấy các miệng hố trên bề mặt mặt trăng được chụp bởi camera tàu vũ trụ của ISRO, camera này được thiết kế để giúp tàu vũ trụ tìm được địa điểm hạ cánh an toàn.
Loạt tàu vũ trụ Chandrayaan của Ấn Độ đang tham gia vào cuộc chạy đua không gian với Nga để có cơ hội trở thành người đầu tiên hạ cánh xuống cực nam của mặt trăng. Bởi vì các miệng hố bóng tối ở phần phía nam của mặt trăng được cho là chứa nước đá nên chúng có thể cung cấp nhiên liệu, oxy và nước uống cho các sứ mệnh mặt trăng trong tương lai, đồng thời cũng có thể hỗ trợ việc định cư của con người trên mặt trăng trong tương lai.
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…