Tình cờ phát hiện khả năng ăn túi nilon của 1 loài sâu bướm phổ biến

Đôi khi giải pháp cho vấn đề nan giải có thể nằm ngay trước mắt chúng ta bấy lâu nay. Các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện loài sâu bướm đêm (Galleria mellonella) có thể ăn polyethylene – loại nhựa thường dùng để làm túi nilon.

Loài sâu bướm đêm (Galleria mellonella) (ảnh: USGS Bee Inventory and Monitoring Lab/Flickr)

Đây là một phát hiện đáng chú ý, có thể đưa đến giải pháp khả thi giúp phân hủy sinh học lượng lớn chất thải nhựa đang ngày càng chất đống trong các bãi rác và làm ô nhiễm đại dương.

Loài sâu Galleria mellonella thường được gọi là sâu sáp, vì chúng trải qua giai đoạn ấu trùng sống kí sinh trong tổ ong, ăn sáp ong. Do đó người nuôi ong thường coi chúng là một loài gây hại phổ biến, đặc biệt ở châu Âu. Chẳng ai ngờ rằng, đối với chúng thì sáp ong hay túi nilon thì cũng như nhau, cho đến khi nhà khoa học (kiêm người nuôi ong nghiệp dư) Federica Bertocchini tình cờ phát hiện ra:

Một ngày nọ, bà Bertocchini bắt được một đám sâu sáp trong các tổ ong, bà đặt chúng vào một túi nilon, dự định một lát sẽ mang vứt đi. Không lâu sau, bà quay lại thì thấy chiếc túi đã rách tả tơi với nhiều lỗ hổng trên đó. Khi nhìn kĩ, lũ sâu không chỉ đục lỗ để thoát ra, chúng còn thật sự ăn cái túi đó.

Ngạc nhiên trước hiện tượng này, bà đã tập hợp một nhóm nghiên cứu và phát hiện rằng ngay cả khi con sâu bị đè bẹp và dây ra trên chất liệu nilon, thì chiếc túi cũng phân hủy nhanh chóng. Điều này cho thấy con sâu hoặc các vi khuẩn trong ruột nó có thể tiết ra một loại zenyme giúp phân hủy nhựa.

“Nếu chỉ có một enzyme tác động đến quá trình này, chúng ta có thể sản xuất hàng loạt bằng công nghệ sinh học,” ông Paolo Bombelli, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology cho biết. “Khám phá này có thể là một công cụ quan trọng giúp xử lý chất thải nhựa polyethylene đang tồn đọng trong các bãi chôn và đại dương.”

Tuy nhiên, nói như vậy không phải là chúng ta có thể xem nhẹ vấn đề ô nhiễm. Mỗi năm thế giới tiêu thụ khoảng 1.000 tỷ túi nilon, và do chúng không dễ dàng phân hủy, tất cả số rác này sẽ phải lưu lại ở đâu đó. Polyethylene chiếm 40% toàn bộ các sản phẩm nhựa ở châu Âu.

Quả là một sự tình cờ tốt lành của thiên nhiên khi chúng ta phát hiện ra khả năng phân hủy nhựa của sâu sáp. Mặc dù vẫn cần thêm nghiên cứu để xác định chính xác các phản ứng hóa học diễn ra thế nào, các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng quá trình tiêu hóa sáp ong và Polyethylene đều bẻ gãy những liên kết hóa học giống nhau.

“Sáp ong là polymer, một loại ‘plastic của thiên nhiên’ có cấu trúc hóa học không khác polyethylene là mấy,” bà Bertocchini nói.

Tuy vậy, bà cũng cảnh báo rằng: “Chúng ta vẫn phải giữ nguyên ý thức môi trường. Không nên vứt rác nhựa bừa bãi chỉ vì biết rằng ta đã có cách để phân huỷ chúng”.

Theo Sciencedaily, MNN,
Phong Trần tổng hợp

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

3 phút ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

10 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

8 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago