Văn minh 5.000 năm của nhân loại là do ai khai sáng?

Nền Văn minh được hiểu là di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất của con người gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Chúng ta vẫn thường tưởng rằng nền Văn minh đó là do con người tự tìm tòi, sáng tạo ra, tuy nhiên chưa hẳn là như vậy. 

Mỗi khi đến đất nước Campuchia, địa điểm du khách luôn ghé thăm là Angkor Wat (Ăng-co Vát), cụm công trình tôn giáo vĩ đại với diện tích lên 1,6 triệu m2

Các nhà sử học cho rằng vua Khmer Suryavarman II, sống ở thế kỷ XII là người xây dựng Angkor Wat trong 37 năm. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện rằng Angkor Wat không thể là một công trình được xây dựng vào thế kỷ XII. Một nhóm các nhà nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và các kỹ thuật hiện đại đã kết luận rằng quần thể Angkor là trung tâm của một thành phố tiền công nghiệp lớn nhất trên thế giới có diện tích lên đến 1.000 – 3.000 km2. Hay nói một cách khác, Angkor Wat là một công trình còn sót lại của một nền Văn minh tiền sử đã có cách đây ít nhất vài chục ngàn năm.

Không chỉ Angkor Wat, thế giới hiện tồn tại hàng trăm di tích cổ khẳng định chúng là tàn tích còn sót lại của các nền Văn minh tiền sử xuất hiện cách đây từ vài chục ngàn cho đến hàng triệu năm, như đền đền Jupiter ở Li Băng; di chỉ đá Puma Punku và di chỉ đá Tiwanaku ở Bolivia; di chỉ đá Saksaywaman, Peru; đền Hoysaleswara, đền Kailasa, đền Hoysaleswara ở Ấn Độ; đền Göbekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ; đảo Phục sinh

Angkor Wat. (Ảnh: Bjørn Christian Tørrissen/Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

Theo định nghĩa của Xã hội học Văn hoá và Văn hóa học: ‘Văn minh nhân loại là toàn bộ những phát minh của con người dựa trên quá trình tìm tòi và khám phá ra các “quy luật của tự nhiên”, để hình thành nên những hệ thống lý thuyết “khoa học – kỹ thuật” cơ bản. Từ đó sáng chế ra các “công nghệ – máy móc”, “sản phẩm vật chất” mang tính thực dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người. 

Văn minh nhân loại còn bao gồm toàn bộ “kỹ thuật sinh sống” và “tổ chức xã hội” nhằm thiết lập nên những “thiết chế” xã hội mang tính hiện đại, giúp cho con người thực hiện được quyền sống, quyền tự do và quyền dân chủ của mỗi cá nhân và cả cộng đồng – xã hội.”

Vì vậy, khi đặt ra câu hỏi, ai là người đã khai sáng các nền Văn minh con người, chúng ta thường trả lời ngay: chính là con người trong các thời kỳ đã tạo dựng các nền Văn minh hiện tại và quá khứ.

Tuy nhiên, câu trả lời này đúng, nhưng chưa đủ. Câu trả lời đầy đủ có lẽ là: con người đã tạo dựng lên các nền Văn minh dựa trên sự khai sáng, an bài, sắp đặt và chăm sóc của các sinh mệnh cao cấp – các vị Thần.

Những phát minh vĩ đại có thực sự do con người tạo ra?

Trong mỗi nền Văn minh, các công nghệ, máy móc và những hệ thống lý thuyết khoa học – kỹ thuật cơ bản của nhân loại hiện nay đều xuất phát từ những phát minh mang tính đột phá của các nhà bác học, nhà phát minh hay những nhà khoa học kiệt xuất trong một số lĩnh vực.

Chúng ta vẫn thường tưởng rằng những cá nhân này là người đã trực tiếp tạo ra những phát minh này, nhưng không hẳn vậy.

Phát hiện vĩ đại nhất của nhà Bác học Albert Einstein là 2 định luật tương đối, trong đó tốc độ ánh sáng là tiên đề của 2 định luật này. Theo mục sư John W.Price, Einstein đã tiết lộ rằng “Toàn bộ sự nghiệp của ông là một sự suy ngẫm kéo dài dựa trên một giấc mơ của mình vào thời thiếu niên. Trong giấc mơ, Einstein thấy mình cưỡi trên chiếc xe trượt tuyết đang xuống dốc rất nhanh. Khi Einstein và chiếc xe di chuyển gần bằng tốc ánh sáng, tất cả các màu sắc pha trộn thành một. Sau đó, ông dành phần lớn sự nghiệp của mình để suy nghĩ về những gì xảy ra ở tốc độ ánh sáng.”

Toàn bộ phát minh của Albert Einstein đều liên quan đến giấc mơ về tốc độ ánh sáng từ nhỏ (Ảnh: F Schmutzer/Public Domain, NASA/JPL-Caltech)

Nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, Nikola Tesla nói về nguồn gốc những phát minh của mình như sau:

“Tôi không phải tác giả của những ý tưởng đó […] Bộ não của tôi chỉ là một cỗ máy tiếp nhận, trong vũ trụ có một trung tâm cốt lõi mà từ đó chúng ta nhận được tri thức, sức mạnh và niềm cảm hứng. Tôi chưa thâm nhập được vào những bí mật của trung tâm này, nhưng tôi biết nó tồn tại.”

Còn Thomas Edison, một nhà phát minh vĩ đại khác cũng thú nhận rằng:

“Mọi người nói tôi đã tạo ra mọi thứ. Tôi chưa bao giờ tạo ra bất cứ điều gì. Tôi thu nhận các ấn tượng từ Vũ trụ rộng lớn và xử lý chúng, nhưng tôi chỉ là một bản trong bộ hồ sơ hoặc một thiết bị tiếp nhận – điều mà bạn [cũng] có.”

Câu chuyện về nguồn gốc các phát minh của Albert Einstein, Nikola Tesla, Thomas Edison… chỉ là một vài ví dụ trong hàng loạt các câu chuyện khẳng định rằng nguồn gốc các phát minh không đến từ bản thân con người. Vậy ai đã giúp con người sáng tạo ra những thứ đó? Câu chuyện sau có thể gợi ý cho chúng ta đáp án.

Srinivasa Ramanujan (1887-1920) là một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất Ấn Độ với việc tạo nên 3.900 công thức toán vô cùng phức tạp. Về các phát minh của mình, Ramanujan cho biết những thành tựu toán học thiên tài của ông có được là nhờ “Nữ thần Namagiri”. Theo như ông kể, bà sẽ xuất hiện trong ảo ảnh trước mắt ông, viết ra những công thức toán học để ông tự chứng minh. Ông thuật lại một trong những sự kiện đó như sau:

“Khi ngủ, tôi trải qua một trải nghiệm khác thường. Có một tấm màn đỏ chảy như máu. Tôi đứng đó quan sát nó. Rồi bất chợt một bàn tay hiện ra viết lên tấm màn ấy. Tôi tập trung cao độ vào những gì đang diễn ra. Bàn tay viết nên những con số. Chúng hằn vào trí nhớ của tôi. Khi tôi tỉnh dậy, tôi sẽ viết lại chúng ra giấy”.

 

Srinivasa Ramanujan (1887-1920) (Ảnh: Internet)

Câu chuyện bên trên khiến chúng ta đi đến một câu hỏi hóc búa khác: “Thần có tồn tại hay không”?

Thần có tồn tại hay không?

Khi nghe câu hỏi: “Thần có tồn tại hay không?”, hẳn sẽ có người nói rằng làm gì có Thần, Phật, Chúa. Làm gì có Thượng Đế? Vũ trụ là do vụ nổ Big Bang tạo nên; Trái Đất, sự sống và vạn vật đều hình thành ngẫu nhiên. Nhưng các phát hiện khác nhau của khoa học gần đây lại mang đến kết quả hoàn toàn ngược lại.

Giáo sư Gary E. Schwartz, tiến sĩ Đại học Harvard, Giám đốc Giám đốc Phòng thí nghiệm vì những tiến bộ về ý thức và sức khỏe (LACH) tại Đại học Arizona, bằng những thí nghiệm khoa học hết sức nghiêm ngặt, ông đã chứng minh được sự tồn tại của một thế lực siêu nhiên mà ông gọi là G.O.D (Thượng Đế).

Các nhà khoa học cho rằng, cần có tối thiểu hơn 200 tham số để Trái đất trở thành một hành tinh có sự sống. Tức là, xác suất lớn nhất để Trái Đất ngẫu nhiên trở thành một hành tinh có sự sống là 1/10200 (1 chia cho 10 mũ 200). Nhưng, họ còn thấy rằng xác suất để Vũ trụ hình thành một cách ngẫu nhiên còn nhỏ hơn xác suất 1/10200 vô số lần.

Vẫn chưa hết, các nhà khoa học còn xác định rằng xác suất để 20 loại axit amin có thể tập hợp với nhau một cách ngẫu nhiên để tạo ra protein – sự sống hữu cơ – đầu tiên là 1/1040.000.

Để hiểu được các xác suất này nhỏ như thế nào thì cần phải hiểu được rằng số mũ 10200 và 1040.000 lớn ra sao – nó lớn hơn vô số lần tổng số nguyên tử của vũ trụ có thể quan sát được bằng kính viễn vọng (rộng khoảng 93 tỷ năm ánh sáng) “vốn chỉ có” khoảng từ 1078 đến 1082 nguyên tử.

Nhà toán học về xác suất thống kê người Pháp Émile Borel đã xác định rằng, bất kỳ một xác suất nào nhỏ hơn 1/1050 sẽ không thể xảy ra trong thực tế.

Như vậy, việc giả định tồn tại một trí huệ vĩ đại – Thượng Đế (God) – đã tạo ra các điều kiện hoàn hảo để cho Trái đất, Vũ trụ tồn tại và tạo ra sự sống trên Trái đất cần ít lòng tin hơn hẳn so với quan niệm cho rằng sự hình thành của Trái đất, Vũ trụ và sự sống xuất phát từ các xác suất ngẫu nhiên.

Bản đồ 3D của phần vũ trụ nhìn thấy trong 380 triệu năm ánh sáng (ảnh: 2MASS Redshift Survey)

Có nghĩa là, với một tư duy khoa học chân chính và cởi mở, ta có thể thấy rằng một trí huệ siêu việt nào đó đã tạo nên Vũ trụ, Trái đất và sự sống trên Trái đất chứ không phải mọi thứ được hình thành một cách ngẫu nhiên. Trí huệ này phải chăng là Thượng Đế hay các vị Thần?

Văn hóa 5.000 năm, nền Văn hóa Thần truyền

Theo định nghĩa, Văn minh nhân loại còn bao gồm toàn bộ “kỹ thuật sinh sống” và “tổ chức xã hội” nhằm thiết lập nên những “thiết chế” xã hội mang tính hiện đại.

Xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay đã được hình thành, phát triển từ những cơ sở ban đầu 5.000 năm trước. Vậy những “kỹ thuật sinh sống” và “tổ chức xã hội” ban đầu xuất hiện ra sao?

Chúng ta vẫn từng nghe kể về các câu chuyện như Chúa tạo ra Adam và Eva từ “bùn đất”, tổ tiên của người phương Tây, Nữ Oa thần tạo ra tổ tiên của người Châu Á từ “bùn đất”… Không chỉ tạo ra loài người, các vị Thần cũng chính là người khai sáng và truyền cấp cho nhân loại Văn hóa của họ.

Ở phương Đông, chúng ta vẫn nghe rằng Nữ Oa dạy con người lễ nghĩa vợ chồng, thiết lập chế độ hôn nhân, tạo ra nhạc cụ, thần Phục Hy (chồng Nữ Oa.) cũng là người tạo ra chữ viết, dạy con người đánh cá và bẫy thú, tạo ra Tiên thiên Bát quái để đoán thế sự. Thần Nông, vị thần tiếp quản Phục Hy và Nữ Oa dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa, phát triển nghề gốm sứ và Trung y trị bệnh…

Ở thần thoại cổ đại Hy Lạp, có câu chuyện Prometheus tạo ra con người từ “bùn đất”, dạy con người tạo ra lửa, săn bắt, trồng trọt; dạy con người kiến thức địa lý, thiên Văn, thần Apollo dạy con người âm nhạc, mỹ thuật, thơ ca…

Các vị Thần cũng dạy người dân biết kính sợ Trời Đất, tín ngưỡng vào Thần và thực hành thờ cúng.

Các câu chuyện trong tôn giáo và tín ngưỡng cũng đề cập đến chuyện Thượng Đế hay Thiên Chúa đã “phái” con của họ xuống trái đất để làm vua (thiên tử), dùng đức để giáo hóa dân chúng. Đồng thời, Thượng Đế hay Thiên Chúa cũng phái Sứ giả của của họ – các Giác giả – xuống Trái đất thành lập tôn giáo và tín ngưỡng, nhằm duy trì chuẩn mực đạo đức của nhân loại. Trong lịch sử cũng nói Chu Văn Vương (vua nước Chu thời hậu Tần) đã sửa đổi Tiên thiên Bát quái thành Hậu thiên Bát quái.

Ngày nay, người ta vẫn sử dụng Bát quái để xem phong thủy, xem tử vi, đoán thế sự. Những ai nghiêm túc thật sự tìm hiểu Kinh dịch đều hiểu rằng kết quả của việc sử dụng Bát quái để đoán vận mệnh một người hay xem thế sự là rất chính xác.

Tiên thiên Bát quái của Phục Hy và Hậu thiên Bát quái của Chu Văn Vương (ảnh: phongthuylacviet.org.vn)

Tuy nhiên, không ai hiểu được vì sao Phục Hy và Văn Vương lại có thể từ việc bố trí các nét liền hay nét gạch mà tạo ra thứ có thể giúp con người suy đoán được sự vận chuyển của Trời, Đất, tính toán được đường đời và hung cát của mỗi con người. Điều này chẳng phải minh chứng rằng Phục Hy và Văn Vương thực sự là người có trí huệ siêu việt – trí huệ của Thần – vượt xa hiểu biết của con con người bình thường và nhân loại.

Điều này chẳng phải cũng chứng minh rằng những nhân vật như Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông… là có tồn tại trong lịch sử. Và việc nói rằng Thần cũng chính là người đã khai sáng ra “kỹ thuật sinh sống” và “tổ chức xã hội” cho nền Văn minh nhân loại chẳng đúng hay sao?

Nền Văn minh nhân loại đang đứng trước thử thách

Những phân tích trên cho thấy, nền Văn minh 5.000 năm, Văn hóa của nhân loại là do Thần khai sáng và truyền cấp cho con người. Không chỉ nền Văn hóa 5.000 năm hiện tại, mà các nền Văn hóa tiền sử đều là do các sinh mệnh cao cấp an bài cho con người.

Nên văn minh nhân loại qua thời gian (nguồn: Lena_graphics/Shutterstock.com)

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, con người ngày nay chỉ tin vào khoa học thực chứng, ngày càng rời xa tín ngưỡng vào Thần, họ tin rằng có thể khống chế, cải tạo mọi thứ kể cả thiên nhiên, có thể tự quyết định được sinh mệnh và con đường phát triển của nhân loại.

Con người ngày nay sẵn sàng làm mọi thứ chỉ vì tiền hoặc thỏa mãn ham muốn và dục vọng của bản thân. Sự kính ngưỡng đối với Thần vốn để tự soi xét, sửa đổi bản thân bị thay thế bằng việc cúng bái, đổi trác, cầu xin, tiêu tai, giải nạn, phát tài. Chuẩn mực đạo đức nhân loại liên tục trượt dốc.

Nền Văn hóa mà Thần khai sáng và truyền cấp cho nhân loại ngày nay đã bị bóp méo, hủy hoại. Có những quốc gia công nhiên phỉ báng, đàn áp tôn giáo và tín ngưỡng, hủy diệt Văn hóa vốn do Thần khai sáng cho con người, bức hại người lương thiện, thậm chí mổ cắp nội tạng sống của hàng triệu người tu luyện. Tuy vậy, chỉ vì lợi ích kinh tế mà cả thế giới làm ngơ, dung túng, thậm chí còn gia tăng đầu tư tài chính khiến cho những chế độ này ngày càng trở nên cuồng bạo hơn.

Nhưng, đợt dịch Viêm phổi Vũ Hán đã cho thấy khoa học của con người là không hoàn thiện, nền kinh tế của thế giới rất dễ bị tổn thương. Đứng trước dịch bệnh, con người trở nên mong manh, thụ động và nhỏ bé.

Nếu nền Văn minh của Trái Đất là do Thần khai sáng cho nhân loại thì Thần hoàn toàn có thể “xóa sổ” nền Văn minh ấy. Các truyền thuyết về sự hủy diệt của Văn hóa tiền sử, các bài học chính diện về sự xuất hiện dịch bệnh tàn phá châu Âu, xóa sổ đế quốc La Mã hùng mạnh khi con người ở đó đạo đức xuống dốc, không phân biệt được chính – tà thiện – ác, bức hại chính tín, thờ ơ với cái ác… chẳng phải cũng đã từng xuất hiện; chẳng phải nó cũng là lời mà Thần từng khải thị đối với con người hay sao?

Phải chăng nền Văn minh 5.000 năm vốn do Thần truyền và khai sáng cho con người cũng đang đứng trước thử thách của sự tồn vong? Con người cần làm gì để duy trì nền Văn minh này?

Thiện Tâm

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

17 phút ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

1 giờ ago

Ông Trump chọn tỷ phú Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…

2 giờ ago

Các nhóm nhân quyền phương Tây chỉ trích ông Biden về mìn sát thương ở Ukraine

Các tổ chức nhân quyền phương Tây đã lên án Tổng thống Hoa Kỳ Joe…

3 giờ ago

Tổng thống Nicaragua Ortega tìm cách mở rộng quyền lực của tổng thống

Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã đề xuất cải cách hiến pháp nhằm mở rộng…

4 giờ ago

Xây dựng nền tảng từ khi còn trẻ để có tuổi già viên mãn

Lão hóa là một phần không thể tránh khỏi trong quy luật tự nhiên, nhưng…

4 giờ ago