Mặc dù tổng lỗ của Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã giảm hơn so với năm 2017, nhưng vẫn còn 3 đơn vị tiếp tục lỗ hơn 1.500 tỷ đồng.
Thông tin vừa được Phó Tổng giám đốc Vinachem Bùi Thế Chuyên cho biết tại hội nghị tổng kết năm của tập đoàn này diễn ra chiều ngày 12/1.
Cụ thể, ba doanh nghiệp thua lỗ là Công ty DAP số 2 – Vinachem (DAP Lào Cai) lỗ 246 tỷ đồng, đã giảm lỗ 54%; Công ty Đạm Hà Bắc lỗ 340 tỷ đồng, giảm 44%; và Đạm Ninh Bình lỗ nhiều nhất với 926 tỷ đồng, tương đương mức lỗ năm 2017.
Như vậy, trong số 4 doanh nghiệp thua lỗ của Vinachem được Chính phủ yêu cầu xử lý, thì chỉ có DAP – Vinachem (Hải Phòng) đạt lợi nhuận 196 tỷ đồng, còn lại 3 doanh nghiệp vẫn thua lỗ thuộc trong số những dự án kém hiệu quả của ngành Công thương cần tiếp tục khắc phục.
Theo ông Bùi Thế Chuyên, mặc dù các đơn vị tiếp tục gặp khó khăn, song lợi nhuận toàn Tập đoàn Vinachem ước lãi 609 tỷ đồng, thấp hơn 33 tỷ đồng so với kế hoạch năm, nhưng tăng tới 446 tỷ đồng và gấp 3,7 lần so với năm 2017.
Ông Chuyên cho biết việc tỷ giá USD/VND tăng mạnh từ cuối tháng 6/2018 và giữ ở mức cao đã ảnh hưởng lớn đến các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu như: các sản phẩm phân bón DAP, NPK, Supe lân…, và tăng chi phí lãi vay đối với các đơn vị có vay vốn bằng USD.
Bên cạnh đó, 4 công ty đạm tiếp tục đối mặt với khó khăn trong việc vay vốn lưu động do lãi suất vay cao hơn mặt bằng thị trường từ 1 – 2,5%, cũng như sự cạnh tranh đến từ hàng nhập khẩu làm giảm sản lượng tiêu thụ phân bón của Vinachem.
Do đó, để giải quyết khó khăn cho 3 công ty sản xuất đạm thua lỗ, Vinachem tiếp tục kiến nghị đối với các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và các ngân hàng thương mại “cần có biện pháp kéo dài thời hạn vay, giảm lãi suất tiền vay cũng như không tính lãi suất quá hạn…”
Đồng thời, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận cho phép các doanh nghiệp cơ cấu lại hạn trả nợ, có mức lãi suất ưu đãi và đặc biệt tiếp tục cho vay vốn lưu động, giải ngân vốn lưu động đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh…
Trước đó vào tháng 12/2018, Đạm Ninh Bình cũng gửi văn bản lên Chính phủ xin giãn nợ, giảm lãi, không xếp hạng tín dụng đối với công ty và cho phép kéo dài tín dụng vay lên 20 năm với VDB. Hồi tháng 8/2018, Vinachem cũng đưa ra kiến nghị Chính phủ hàng loạt cơ chế ưu đãi, sửa luật, giảm thuế để tập đoàn này thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.
Tú Mỹ
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…