Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa bị thanh tra nhiều nội dung về hoạt động kinh doanh, đầu tư của tập đoàn này. Hai dự án Tổ hợp bô xít – nhôm Lâm Đồng và dự án Alumin Nhân Cơ có tổng vốn đầu tư “tăng phi mã” lên hơn 32.000 tỷ, song kết quả thanh tra cho hay một dự án đang lỗ gần 3.700 tỷ đồng còn một dự án mới đi vào vận hành thương mại sau khi chậm 6 năm theo dự kiến.
Theo Quyết định 1396 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) năm 2006, tổ hợp bô xít – nhôm Lâm Đồng có tổng mức đầu tư dự án là 7.787 tỷ đồng (tương đương 493,5 triệu USD), công suất 600.000 tấn/năm; thời gian thực hiện dự án từ 2006 -2009.
Tuy nhiên, dự án đã trải qua 4 lần điều chỉnh. Tính đến lần điều chỉnh cuối vào tháng 10/2013, tổng mức đầu tư cho dự án này đã tăng lên đến 15.414,4 tỷ đồng (tương đương 805,1 triệu USD), gần gấp 2 lần vốn đầu tư dự kiến ban đầu. Công suất điều chỉnh lên 650.000 tấn/năm. Thời gian thực hiện dự án bị chậm 4 năm so với quyết định phê duyệt lần thứ nhất, lùi từ 2009 đến 2013.
Từ tháng 9/2013, tổ hợp bô xít – nhôm Lâm Đồng được đưa vào vận hành với công suất 650.000 tấn alumin một năm (tăng 50.000 tấn so với thiết kế), gồm 3 hợp phần là khai thác mỏ bô xít, Nhà máy tuyển quặng bô xít và Nhà máy Alumina.
Báo cáo thanh tra cho hay: “Dự án này sau 3 năm, tức từ 10/2013 đến 30/9/2016, đã lỗ tổng cộng 3.696 tỷ đồng, trong đó lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng”.
Báo cáo chỉ ra khoản lỗ của dự án vượt hơn nhiều so với kế hoạch, lỗ 1.660 tỷ đồng (không kể phần lỗ do chênh lệch tỷ giá).
Số lỗ của dự án bô xít – nhôm Lâm Đồng dù nằm trong kế hoạch đối với dự án mới đi vào hoạt động nhưng thực tế vẫn cao hơn 8 lần so với con số dự tính mà chủ đầu tư – Vinacomin đưa ra.
Tại kết luận thanh tra, nguyên nhân chủ yếu khiến thua lỗ vượt kế hoạch là do kéo dài thời gian đầu tư, làm phát sinh chi phí; do kỹ thuật, công nghệ phức tạp, lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam; thời gian đầu dây chuyền sản xuất chưa ổn định, phát sinh nhiều chi phí để sửa chữa, khắc phục; giá alumin-nhôm trên thị trường thế giới sụt giảm vào thời điểm dự án đi vào sản xuất (năm 2013); thuế tài nguyên, thuế – phí môi trường tăng…
Cũng theo báo cáo, dự kiến hết năm nay tổ hợp bô xít – nhôm Lâm Đồng sẽ cắt lỗ.
Tương tự dự án khai thác bô xít, Dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ cũng liên tục điều chỉnh tăng vốn. Theo quyết định số 28 của HĐQT Công ty CP Alumin Nhân Cơ phê duyệt năm 2007, tổng mức đầu tư dự án là 3.285 tỷ đồng (tương đương 205,3 triệu USD), công suất 300.000 tấn/năm, thời gian thực hiện từ 2007 – 2010.
Tuy nhiên, sau 2 lần điều chỉnh, đến năm 2014, tổng vốn đầu tư cho dự án đã tăng lên đến 16.821 tỷ đồng (tương đương 814,9 triệu USD), công suất 650.000 tấn/năm. Tổng vốn gấp hơn 5 lần, thời gian thực hiện cũng lùi tiếp 4 năm, từ 2010 sang 2014. Ngoài ra, dự án phải dừng thi công 2 năm để đánh giá lại hiệu quả thi công, lý do đưa ra là do biến động chính trị ảnh hưởng đến nhà thầu thi công (Trung Quốc) và công tác nhập khẩu vật tư, thiết bị cho dự án.
Theo đoàn thanh tra, đến thời điểm thanh tra (ngày 20/11/2016), dự án đã cơ bản hoàn thành và chạy thử có tải, ra sản phẩm hydrat, trong nửa đầu tháng 12/2016 ra sản phẩm alumin. Sau khi chậm 6 năm, dự kiến dự án sẽ đi vào vận hành thương mại trong quý 1/2017.
Như vậy, sau một thập kỷ đầu tư vào bô xít, nhôm, alumin, với tổng số vốn đầu tư cho hai dự án là 32.235,4 tỷ đồng, trong đó đội vốn tổng cộng 21.163,4 tỷ đồng, TKV đang “thu” về số lỗ gần 3.700 tỷ đồng, không kể số lỗ do chậm tiến độ dự án.
Ngày 23/7/2016, xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ, khiến 9,58m3 kiềm tràn ra khu vực sân nhà máy và một phần kiềm thẩm thấu xuống khu vực đất rộng trong phạm vi 600m2, phần còn lại chảy theo đường ống đổ về suối Đắk Dao (xã Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông). PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ, Viện Công nghệ địa chất và Khoáng sản (Hội Địa chất Việt Nam) cảnh báo chưa nước nào trên thế giới có công nghệ xử lý bùn đỏ chế ngự được xút. Nếu để xút này chảy ra ngoài môi trường thì nguy hại toàn vùng, ảnh hưởng đến dòng chảy, môi trường sống của sinh vật ở các dòng sông, con suối trong khu vực…; từ góc độ tác hại môi trường thì chẳng khác gì Formosa. |
Vĩnh Long
Xem thêm:
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…