Ông Tập Cận Bình gần đây đã đến thăm Ả Rập Xê Út và lần đầu tiên tham gia hai cơ chế đa phương, mang đi 34 khoản đầu tư thỏa thuận vốn được cho là để đổi lấy việc thanh toán dầu bằng đồng nhân dân tệ, chèn ép địa vị quốc tế của đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, kỳ vọng của Trung Quốc về “dầu định giá bằng nhân dân tệ” không đạt được đột phá, Ả Rập Xê Út đã từ chối yêu cầu này.
Theo các báo cáo truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Ả Rập đầu tiên và Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (viết tắt: GCC) từ ngày 7 đến ngày 10/12, đồng thời có chuyến thăm cấp nhà nước tới Ả Rập Xê Út.
Vào ngày 9/12, trong hội nghị thượng đỉnh 6 quốc gia của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, ông Tập Cận Bình đã nói về tương lai của Trung Quốc và các nước GCC sẽ “triển khai thanh toán thương mại dầu khí bằng nhân dân tệ”, “làm sâu sắc hợp tác tiền kỹ thuật số, thúc đẩy Dự án cầu nối tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương đa phương”. Ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ sử dụng nền tảng của Trung tâm giao dịch dầu khí Thượng Hải để thực hiện thanh toán bằng nhân dân tệ trong giao dịch dầu khí. Trung tâm Thương mại Dầu khí Thượng Hải là một trung tâm thương mại năng lượng quốc gia.
Nhiều phương tiện truyền thông tiếng Trung trích dẫn báo cáo của Thông tấn xã Ả Rập Xê Út cho biết hai bên đã ký kết 34 thỏa thuận đầu tư.
Chủ tịch Hội đồng thương mại Ả Rập – Trung Quốc và cũng là phó chủ tịch Tập đoàn Ajlan & Brothers của Ả Rập Xê Út, ông Mohammad al-Ajlan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: Trong Hội nghị thượng đỉnh Ả Rập – Trung Quốc lần đầu tiên, Ajlan & Brothers đã thông báo rằng họ sẽ ký kết thỏa thuận tổng trị giá gần 60 tỷ nhân dân tệ với hơn 10 công ty đối tác Trung Quốc. Ông Mohammad al-Ajlan cho biết hiện tại, các công ty Trung Quốc có công nghệ, dịch vụ và sản phẩm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực 5G, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ sinh học, công nghệ tài chính và tự động hóa.
Trước đó, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã cao giọng tuyên bố rằng quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ đang dần đi đúng hướng và kỷ nguyên bá chủ của đồng đô la cũng sẽ đi đến hồi kết.
Tuy nhiên, trong tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh Ả Rập-Trung Quốc, không đề cập đến việc Ả Rập Xê Út chấp nhận thanh toán bằng Nhân dân tệ. Theo Wall Street Journal đưa tin rằng Ả Rập Xê Út và Trung Quốc đã tăng cường đàm phán vào đầu năm nay về việc mua dầu thô bằng đồng nhân dân tệ khi căng thẳng giữa Mỹ và Ả Rập Xê Út gia tăng. Nhưng Ả Rập Xê Úy đã không xác nhận vào thứ Sáu (ngày 9/12) rằng họ sẽ giao dịch dầu bằng đồng nhân dân tệ.
Về việc ông Tập Cận Bình đề xuất dùng đồng nhân dân tệ để thanh toán dầu mỏ và khí tự nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út, ông Faisal bin Farhan Al Saud nói rằng “Tôi không biết gì về việc này”.
Nguồn tin của từ Ả Rập Xê Út cũng nói với Reuters rằng “giờ không phải là lúc” để giải quyết vấn đề xuất khẩu dầu sang Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ.
Về quan hệ kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Ả Rập, ông Akio Yata, một người có thâm niên trong lĩnh vực truyền thông của Nhật Bản, cho biết trong một bài đăng trên Facebook rằng hai nước tiếp cận nhau chẳng qua chỉ là lợi dụng lẫn nhau. “Mỗi người họ đều có tính toán riêng, tuyệt đối không thể trở thành đồng minh tin tưởng lẫn nhau. Còn về quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, cũng chẳng qua là đưa ra để làm dáng mà thôi. Hiện nay đồng nhân dân tệ hoàn toàn không có điều kiện quốc tế hóa, cơ bản không thể nào thay thế đồng đô la Mỹ.”
Trên bình diện quốc tế, đồng đô la Mỹ được sử dụng cho hầu hết các hợp đồng dầu mỏ trên khắp thế giới và hầu hết các loại tiền tệ của các quốc gia vùng Vịnh đều có liên hệ với đồng đô la Mỹ. Ả Rập Xê Út là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga. Ở thị trường xuất khẩu, Ả Rập Xê Út là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, năm 2021, lượng dầu xuất khẩu của quốc gia này chiếm 16,5% tổng lượng dầu của thế giới.
ĐCSTQ trước đó đã công khai rầm rộ chuyến thăm Trung Đông của ông Tập Cận Bình, tuy nhiên một trong những chỉ số về kết quả của chuyến thăm, việc “dùng đồng nhân dân tệ thanh toán dầu mỏ” mà Trung Quốc mong đợi đã không đạt được bước đột phá, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ cũng đã theo đó mà nhỏ hơn. Vào ngày 10/12, ông Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Ả Rập Xê Út và lên đường về Trung Quốc. Vào đầu giờ ngày 11/12, Tân Hoa Xã đã đăng một bài bình luận “Cùng nhau hợp tác để xây dựng một cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Ả Rập gần gũi hơn”. Bài viết dài 1.500 từ này chỉ được trình bày dưới dạng một trong những tiêu đề phụ của tin bài hàng đầu, điều này cho thấy phía Trung Quốc không còn có thể tiếp tục nâng cao để tuyên truyền nữa.
Ngoại giới nhận định rằng do ông Tập Cận Bình một lần nữa đề xuất ý tưởng sử dụng đồng nhân dân tệ để giải quyết các giao dịch năng lượng, rất có thể sẽ gây ra những rạn nứt mới trong quan hệ giữa Ả Rập Xê Út và Mỹ. Hiện tại, Ả Rập Xê Út dường như đang lùi bước trong việc sử dụng đồng nhân dân tệ để thanh toán.
Các nhà phân tích tài chính chỉ ra rằng một lý do quan trọng khiến Ả Rập Xê Út và các quốc gia khác không muốn sử dụng nhân dân tệ cho các giao dịch, là vì đồng nhân dân tệ là loại tiền tệ duy nhất không thể tự do chuyển đổi giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới. Đằng sau việc nhân dân tệ không thể tự do chuyển đổi thực chất là thao túng tỷ giá hối đoái của chính quyền Bắc Kinh. Ai sẽ tin tưởng đồng nhân dân tệ khi tỷ giá hối đoái có thể bị thao túng và tiền tệ có thể được phát hành theo ý muốn? Đồng nhân dân tệ không phải là đồng tiền tự do chuyển đổi và lưu thông tự do, vì vậy việc quốc tế hóa hoàn toàn đồng nhân dân tệ vẫn còn rất xa. Trong xu hướng và bối cảnh suy thoái kinh tế, đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng dòng vốn tự do thường được coi là cơ sở để đồng tiền của một quốc gia trở thành tiền tệ quốc tế, vì vậy đồng nhân dân tệ khó có thể quốc tế hóa hoàn toàn.
Trước đó, ngoại giới quan tâm đến việc liệu chuyến thăm Ả Rập Xê Út của ông Tập Cận Bình có dẫn đến việc hình thành đồng “petro-yuan” (nhân dân tệ dầu mỏ) hay không, đây sẽ là thách thức lớn đối với đồng Petro-dollar (đô la dầu mỏ, tức là giá dầu thô quốc tế tính bằng USD).
Hệ thống đô la dầu mỏ luôn là một trong những nguồn sức mạnh quan trọng nhất đối với đồng đô la. Sự hình thành của hệ thống đô la dầu mỏ có thể được bắt nguồn từ năm 1971, khi Chính phủ Mỹ ngừng chuyển đổi đô la Mỹ sang vàng. Đương nhiệm Tổng thống Mỹ Nixon khi đó đồng ý cung cấp vũ khí và bảo vệ cho Ả Rập Xê Út với điều kiện tất cả các giao dịch dầu mỏ của Ả Rập Xê Út phải được thanh toán bằng đô la Mỹ . Vì Ả Rập Xê Út là nước sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) và là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, nên các quốc gia khác đã sớm sử dụng đô la Mỹ cho các giao dịch dầu mỏ và hệ thống đô la dầu mỏ đã được thiết lập kể từ đó.
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…