Gã khổng lồ thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á Lazada mới đây vừa bắt tay với Unilever, với tham vọng mở rộng hơn nữa thị phần bán lẻ trực tuyến hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) dự báo sẽ đạt 25 tỷ USD vào năm 2020.
Hai công ty sẽ hợp tác chặt chẽ trong mảng chuỗi cung ứng, dữ liệu, marketing, mạng xã hội thương mại điện tử và phát triển nhân tài nhằm mở rộng thị phần trong khu vực.
“Mục đích của lần hợp tác này là tập trung khai thác tiềm năng tầng lớp trung lưu đang bùng nổ ở khu vực Đông Nam Á”, theo ông Maximilian Bittner – CEO của Lazada.
Tăng trưởng mặt hàng FMCG của Lazada năm 2016 so với 2015 là 181%, khiến nó trở thành ngành hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất. Với sự hậu thuẫn của Alibaba, Lazada đã bán ra 39 triệu sản phẩm tại thị trường Đông Nam Á, bao gồm các mặt hàng đồ điện tử, đồ gia dụng và thời trang.
“Việc hợp tác lần này với Lazada sẽ cho phép chúng tôi đẩy mạnh doanh số bán hàng trực tuyến lên gấp ba lần so với năm 2015 và 2016”, ông Pier-Luigi Sigismondi, Chủ tịch Unilever khu vực Đông Nam Á và Australia cho biết.
Ông cũng cho biết thêm, doanh thu bán hàng trực tuyến của Unilever ở Đông Nam Á trong tháng ba này đã cao hơn doanh số toàn năm 2016, do ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm trên mạng ngày càng nhiều.
Các dữ liệu được thu thập bởi Lazada sẽ cho phép Unilever hiểu rõ hơn về hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó phục vụ khách hàng được tốt hơn.
Mặc dù gã khổng lồ Unilever đang nhắm đến thương mại điện tử như một làn sóng tiếp theo cho sự tăng trưởng vượt bậc trong khu vực, Sigismondi cho rằng thỏa thuận này cũng sẽ giúp kênh truyền thống phát triển trong tương lai.
Sự hợp tác này sẽ cho phép Unilever thử nghiệm sản phẩm mới trước khi quyết định có nên bán ở các kênh truyền thống hay không, đồng thời cũng cho phép công ty cung cấp sản phẩm độc quyền cho người mua sắm Lazada.
Theo một nghiên cứu thị trường của Frost & Sullivan, doanh thu bán hàng trực tuyến chỉ đóng góp 2,5% trên tổng mức bán lẻ trong khu vực Đông Nam Á, so với hơn 12% ở Trung Quốc.
Điều này tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội cho các nước bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Một mặt, khả năng đáp ứng của chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng vẫn còn khó khăn. Đồng thời, số người tiêu dùng có thẻ tín dụng trong khu vực vẫn ít hơn 7%, ngoại trừ Singapore và Malaysia.
Sự bắt tay lần này của Unilever với Lazada cũng tương tự như lần hợp tác với Alibaba ở Trung Quốc vào năm 2015, nhằm mục đích tiếp cận nhiều hơn những người mua sắm Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, hôm 22/3, Lazada hợp tác với “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba để đưa các sản phẩm từ trang web Taobao sang thị trường Singapore. Đây là lần hợp tác đầu tiên kể từ khi Alibaba chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á vào năm ngoái và chính thức trở thành hãng bán lẻ điện tử lớn nhất khu vực này.
Theo CNBC
Chân Hồ
Xem thêm:
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…