Bộ Công thương: Đề nghị EVN đàm phán giá điện tái tạo trước ngày 31/3

Sau khi nhà đầu tư phản ánh việc lãng phí hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư trong 2 năm của 34 nhà máy điện tái tạo, Bộ Công thương vừa đề nghị Tập đoàn Điện lực (EVN) nhanh chóng đàm phán, thống nhất giá điện tái tạo trước ngày 31/3, hạn chế lãng phí.

Nhà máy điện mặt trời đặt ở khu kinh tế Nhơn Hội, Quy Nhơn, Bình Định. (Ảnh: binhdinh.gov.vn)

Theo đó, đề nghị trên được Bộ Công thương gửi Tập đoàn EVN hôm 20/3, trong bối cảnh trong bối cảnh khung giá phát điện cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp được ban hành đầu năm nay. Bộ này mong muốn đưa các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp vào vận hành để tránh lãng phí tài nguyên, truyền thông trong nước đưa tin.

Với thời hạn này, EVN và các nhà máy điện tái tạo chuyển tiếp còn chưa đầy 10 ngày để đàm phán, thống nhất giá phát điện.

Tính đến ngày 20/3, EVN cho hay mới có một hồ sơ của chủ đầu tư dự án điện tái tạo chuyển tiếp gửi về tập đoàn này để đàm phán hợp đồng mua bán điện, giá điện.

Tại buổi họp giữa hai bên hôm 20/3, lý do được các chủ đầu tư nêu khiến họ không mặn mà gửi hồ sơ, đàm phán giá là khung giá phát điện mới Bộ Công thương đưa ra quá thấp, khiến họ rơi vào nguy cơ mất cân đối tài chính, phá sản.

Ngoài ra, sau khi ban hành khung giá, Bộ Công thương chưa có hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện, phương pháp tính giá điện với các dự án chuyển tiếp. Điều này khiến cho nhà đầu tư lo ngại về dòng tiền trong tương lai để đảm bảo hoàn vốn và có lợi nhuận.

Hiện có 84 dự án năng lượng tái tạo (công suất hơn 4.676 MW) bị chậm tiến độ vận hành thương mại so với kế hoạch. Trong đó, 34 dự án chuyển tiếp (28 dự án điện gió, 6 điện mặt trời) tổng công suất gần 2.091 MW đã hoàn thành thi công, thử nghiệm.

Trong thời gian chờ đợi đàm phán có thể kéo dài, các nhà đầu tư kiến nghị Bộ Công tương cho phép EVN mua ngay sản lượng điện của số dự án đã hoàn thành thi công, thử nghiệm để tránh lãng phí. Giá huy động tạm tính bằng 90% giá nhập khẩu điện tái tạo (6,95 cent một kWh), tương đương 6,25 cent một kWh (khoảng 1.500 đồng).

Đại diện Tập đoàn Năng lượng GULF (Thái Lan) cũng cho rằng mức giá tạm tính này tốt hơn cả giá EVN phải mua từ điện than (giá than nhập khẩu tăng) khiến việc sản xuất có lúc tới hơn 3.500 đồng/kWh.

Theo các chủ đầu tư, dự án điện tái tạo chuyển tiếp phần lớn không cần đầu tư thêm hạ tầng truyền tải, trong khi nếu EVN mua điện nhập khẩu thì vẫn phải đầu tư hệ thống đường truyền tải điện từ biên giới về điểm đấu nối tại Việt Nam.

“Không lý gì các dự án điện trong nước đã hoàn thành, sẵn sàng đưa điện lên lưới mà không được áp dụng giá tạm để huy động trong thời gian chờ đàm phán giá phát chính thức hoặc xem xét lại cơ chế giá”, một nhà đầu tư nhìn nhận.

Ngoài ra, nhà đầu tư cho rằng việc giao Tập đoàn EVN và EPTC làm công tác xác định giá và sử dụng kết quả đề xuất chưa qua tham vấn với bên tư vấn độc lập là chưa phù hợp với thực tiễn. Phương pháp tính toán của EVN được cho là chưa phù hợp.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

[VIDEO] ‘Phóng viên nhí’ hỏi, Nhà Trắng trả lời

Tthư ký báo chí Nhà Trắng đã nhận một loạt câu hỏi bất ngờ từ…

2 giờ ago

Các phái đoàn từ hơn 100 quốc gia sẽ tham dự cuộc họp an ninh tại Moskva

Cuộc họp Cao ủy Quốc tế lần thứ 13 về các Vấn đề An ninh…

2 giờ ago

Cổ phiếu rượu giảm mạnh sau khi ĐCS Trung Quốc yêu cầu các quan chức tiết chế chi tiêu tiệc tùng

Cổ phiếu Mao Đài Quý Châu giảm 1,4%; Cổ phiếu Lô Châu Lão Kiện giảm…

2 giờ ago

Làm thế nào để trở thành một ‘thế lực’ tích cực trên thế giới

Sự tích cực, vẻ đẹp và sức mạnh của mỗi cá nhân, sẽ tỏa sáng…

2 giờ ago

Israel phản pháo Anh về việc đình chỉ đàm phán thương mại, bác bỏ ‘áp lực bên ngoài’

Bộ Ngoại giao Israel đã đưa ra một tuyên bố gay gắt sau khi Anh…

2 giờ ago

Hàng giá rẻ Trung Quốc tràn lan, EU dự kiến áp phí với các kiện hàng nhỏ

EU có kế hoạch áp phí xử lý đối với hàng tỷ kiện hàng nhỏ…

3 giờ ago