Theo Bộ Công thương, điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán.
Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo mới nhất về nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
Theo đó, loại hình điện này có thể đấu nối hoặc không với lưới điện quốc gia và không bán cho tổ chức, cá nhân khác. Quy mô phát triển loại này đến năm 2030 khoảng 2.600 MW hoặc đạt 50% các tòa nhà công sở, nhà dân.
Theo dự thảo, loại điện này nếu không nối lưới sẽ được phát triển không giới hạn. Tổ chức, cá nhân được khuyến khích lắp hệ thống lưu trữ để chủ động dùng trong sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp nguồn này đấu nối với lưới điện, người dân chọn phát điện dư thừa vào hệ thống sẽ được Nhà nước ghi nhận sản lượng nhưng không thanh toán. Tức là, người dân có thể bán điện dư thừa, nhưng giá 0 đồng. Đề xuất này giữ nguyên so với bản thảo Bộ Công Thương đưa ra cuối năm ngoái.
Dự thảo lần này còn bổ sung quy định giới hạn công suất lắp đặt với điện mái nhà tự dùng. Theo đó, công suất đăng ký lắp đặt phải dựa trên sản lượng điện tiêu thụ, nhu cầu dùng thực tế của hộ dân. Tức là, ở thời điểm đăng ký lắp đặt, công suất hệ thống điện mái nhà phải thấp hơn nhu cầu sử dụng của hộ dân.
Với dự án công suất trên 500 kW, người dân phải có lắp hệ thống điều khiển từ xa và kết nối với đơn vị điều độ khu vực.
Tổng công suất lắp điện mái nhà tự dùng không được vượt mức phân bổ cho từng khu vực, miền. Cụ thể, tới 2030, miền Nam phát triển tối đa 1.110 MW ở phía Nam; miền Bắc là 927 MW, còn lại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (560 MW). Việc này, theo Bộ Công Thương, tránh điện mái nhà phát triển vượt công suất quy hoạch, ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn, vận hành hệ thống điện.
Hiện có nhiều ý kiến trước Dự thảo của Bộ Công thương.
Cụ thể, tài khoản quan.indochine thắc mắc “điện mua của Lào, Campuchia thì dùng tiền tươi, thóc thật; trong khi đó mua điện thừa của dân thì đề xuất mua 0 đồng?”.
Trung Nguyễn chí: “Ngành điện nên đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương nên trợ giá cho các hộ dân 50% chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nhà. Nếu dùng không hết sẽ trao tặng 0 đồng cho ngành điện vĩnh viễn”.
Hoàng Thanh: “Với chính sách bán điện 0 đồng thì chẳng khác nào là “anh tự sản xuất tự dùng đi, chứ tôi không trả tiền”. Và bản chất con người là “không ai cho không cái gì” và như thế thì 99.99% số người lắp điện mái nhà sẽ không đưa điện dư lên lưới. Trong khi đó ở Trung Quốc và các nước châu u đang khuyến khích người dân lắp điện mặt trời mái nhà và thậm chí được trợ giá. Thuỷ điện thì thiếu nước mùa khô, nhiệt điện thì giá thành càng ngày càng cao do thiếu nguồn than và khí giá rẻ. Vậy nên là xác định tương lai điện sẽ lên giá thôi”.
Phong Vu: “Tôi thấy có điều gì đó kỳ lạ: Khách hàng của EVN muốn phát điện dư dùng từ pin mặt trời của mình lên lưới điện thì phải mua công tơ 2 chiều, mua một grid-tie inverter, rồi không nhận được đồng nào, mà còn phải xin giấy phép, phải bị giới hạn công suất. Vậy chắc khách hàng thà xả bỏ, không ai phát lên lưới làm gì cho thêm phiền hà tốn kém.
Nhiều nơi trên thế giới tuy công ty điện lực không mua điện trả tiền mặt, nhưng đo lượng điện pin mặt trời của khách hàng phát lên lưới điện, rồi trả bằng tín chỉ dùng để giảm tiền điện khi tiêu thụ chiều ngược lại, với giá mua điện trả tín chỉ thấp hơn giá bán. Làm vậy hai bên đều có lợi và môi trường thêm xanh sạch giảm phát thải khí nhà kính. Có thể nào các anh suy tính lại?”
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…