Bên cạnh việc được hưởng lợi về thuế, phải chăng chính trị mới là động cơ chính khiến các “đại gia” mở trường học?
Có nhiều tin đồn về mục tiêu thực sự của các công ty hàng đầu Việt Nam tham gia vào lĩnh vực kinh doanh giáo dục thời gian gần đây. Các tập đoàn này đều xuất thân từ các lĩnh vực không liên quan đến học tập hay đào tạo, gây ra suy đoán rằng chính trị mới là động cơ chính khiến các “đại gia” mở trường.
Bắt đầu lấn sang lĩnh vực kinh doanh giáo dục vào năm 2013, hàng chục tòa bạch ốc của khu chung cư phức hợp Vinhomes Times City ở trung tâm Hà Nội đều có một trung tâm mua sắm, khu vui chơi và ngay cả bệnh viện, cũng như trường học Vinschool nằm trên khuôn viên rộng lớn 2 hecta. Ba trường học của Vingroup ở Hà Nội có 13.000 học sinh từ mẫu giáo đến trung học. Vingroup dự định sẽ mở thêm một trường khác tại thành phố Hồ Chí Minh và cũng kiến nghị mở một trường cao đẳng điều dưỡng gần Hà Nội.
Mẹ của một nữ sinh trong trường cho biết: “Tôi rất hài lòng khi cho con mình học ở đây, trường có một đội ngũ giáo viên giỏi và chương trình ngoại ngữ mạnh”. Nhiều học sinh là cư dân của khu Times City lân cận. Trên thực tế, hầu hết các trường học Vinschool đều nằm gần các tòa chung cư của Vingroup, một nỗ lực rõ ràng của công ty là nhằm tăng giá trị cho những tài sản này.
Vào tháng trước, tập đoàn sản xuất sữa TH True Milk cũng vừa cho khánh thành trường học TH School ngay trung tâm Hà Nội. Trường học quốc tế này sẽ chính thức khai giảng năm học đầu tiên vào tháng 9 tới. Tập đoàn xi măng Xuân Thành cũng đã hợp tác với Đại học Chuo Tokyo để thành lập Trường Quốc tế Nhật Bản vào hồi tháng 9 năm ngoái, với chương trình học phỏng theo phương cách Nhật Bản.
Các trường học này đòi hỏi mức học phí cao đáng kinh ngạc. Học phí của trường Vinschool là từ 6 – 7 triệu đồng một tháng, còn TH School là 20 – 30 triệu đồng/tháng và trường Quốc tế Nhật Bản (JIS) là 23 triệu đồng/tháng. Con số này cao hơn tất cả mức học phí tại các trường quốc tế khác ở Việt Nam, và vượt xa gấp trăm nghìn lần so với các trường công – nhưng khó so sánh chất lượng vì các chương trình học là khác nhau.
Định ra một mức học phí cao như vậy giúp mang lại lợi nhuận béo bở từ kinh doanh giáo dục. Nhưng không chỉ vậy, việc mở một trường học tại thành phố còn có nhiều lợi ích khác nữa.
Dự án xây dựng đi kèm một cơ sở giáo dục sẽ được ưu đãi miễn giảm thuế đối với việc sử dụng đất. Tùy thuộc vào diện tích và vị thế của mỗi thửa đất, thông thường thuế sẽ chiếm khoảng 2% giá trị trên mỗi mét vuông. Các doanh nghiệp khai thác trường học cũng được miễn thuế thu nhập trong bốn năm đầu và có thể được giảm thuế đến 50% sau đó.
Ngoài ra, người ta cho rằng các nhà khai thác trường học cũng sẽ dễ được cấp phép cho những vùng đất rộng lớn hơn các doanh nghiệp phát triển căn hộ hay cao ốc khác.
Với mức học phí cao ngất ngưởng, trẻ em học ở các trường nói trên đa phần sẽ thuộc giới nhà giàu hoặc con em quan chức, như vậy các doanh nghiệp lớn như Vingroup, Tập đoàn TH Group và Xuân Thành cũng sẽ có những lợi ích riêng nhất định khi “học sinh” của mình sau này sẽ ra nắm những vị trí lãnh đạo trong tương lai.
Đồng thời, có đồn đoán rằng các công ty này có mối liên hệ đằng sau với giới chính trị gia. Có hay không việc có giới chính trị gia và ngành giáo dục đằng sau những doanh nghiệp hàng đầu này thì chưa rõ, nhưng chắc chắn rằng các tập đoàn này hưởng lợi lớn từ việc đầu tư vào giáo dục, trên mọi phương diện.
Theo Nikkei,
Chân Hồ lược dịch
Xem thêm:
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.